ĐỀ 6.Phần I.Đọc - hiểu: (3,0 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau : Thầy kể về vầng trăng, Trong ca dao thuở nào Thầy kể về cơn mưa, Trên đồng ruộng bao la. Vầng trăng vàng lục bát, Ai mang xẻ làm đôi? Cơn mưa từ câu hò, Chập chờn cánh cò bay ! Cũng có một vầng trăng, Nhưng sao thầy chưa kể? Những đêm ngồi soạn bài, Ánh trăng lùa khuya khoắt. Và dài những cơn mưa… Thầy ơi sao chưa kể? Đường mưa thầy lặn lội, Sớm chiều với đàn em. Bao nhiêu là bụi phấn, Sao chưa kể thầy ơi? Bao nhiêu là bụi phấn, Sao không kể thầy ơi? (Những điều thầy chưa kể-Trần Thanh Sơn) Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính cho đoạn thơ trên? Câu 2. (0,5 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn thơ? Câu 3. (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu hiệu quả biểu đạt của một biện pháp tu từ tiêu biểu được sử dụng trong đoạn thơ sau: “…Bao nhiêu là bụi phấn, Sao chưa kể thầy ơi? Bao nhiêu là bụi phấn, Sao không kể thầy ơi?” Câu 4. (1,0 điểm) Qua đoạn thơ trên, tác giả muốn gửi đến chúng ta những thông điệp gì? Giúp mk vsss, mk hứa vote 5 saooo ạ!!

2 câu trả lời

Câu 1: Biểu cảm

Câu 2: Những điều thầy đã kể, đã truyền đạt cho học trò và những yêu thương, biết ơn của học trò dành cho thầy qua những điều thầy chưa kể.

Câu 3: Điệp ngữ "Bao nhiêu là bụi phấn"

Tác dụng: Tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho câu thơ

Nhấn mạnh về những hi sinh, vất vả của thầy và niềm xót thương vô hạn trong học trò

Bộc lộ tình cảm yêu mến, quý trọng, biết ơn học trò dành cho thầy

Câu 4:

Tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp nhớ ơn thầy cô giáo và hiểu thấu cho nhọc nhằn của thầy cô. Chỉ khi ta biết thầy cô vất vả ra sao thì ta mới có thể nỗ lực hoc tập, rèn luyện và phấn đấu để trở nên tốt đẹp hơn. 

                                  ĐỀ 6 :

                          PHẦN I . ĐỌC – HIỂU :

                  Câu 1 : Phương thức biểu đạt chính là " Biểu cảm "

               Câu 2 : Nội dung chính của đoạn thơ : Nói lên những kiến thức , lời truyền đạt , lời kể giá trị mà thầy đã truyền thụ lại cho học sinh . Từ đó phần nào thể hiện tình yêu thương tha thiết , lời thấu hiểu và cảm thông , sự biết ơn sâu sắc của người viết về nỗi khó khăn , vất vả được thầy che giấu bấy lâu nay nhằm tôn vinh , ca ngợi những giá trị sống , công lao to lớn của thầy .

                  Câu 3 : Một phép tu từ tiêu biểu dùng trong đoạn thơ :

     – Điệp cấu trúc : 

+) Bao nhiêu là bụi phấn

+) Sao chưa kể thầy ơi ?

          ⇒ Đều được lặp lại tổng cộng 2 lần

         Tác dụng : Nhấn mạnh những suy nghĩ , băn khoăn , day dứt và nhiều câu hỏi mà người viết muốn hiểu rõ và nói cho thầy . Nổi bật hoá niềm xót thương , sự cảm thông , trân trọng vô bờ bến của tác giả dành cho những sự vất vả , khó nhọc mà thầy phải hứng chịu trên con đường truyền thụ kiến thức . Ngợi ca đức hi sinh cao cả , thiêng liêng của thầy dành cho các em học sinh . Tạo cho câu thơ âm điệu hài hoà , cân đối và giàu sức biểu cảm .

                  Câu 4 : Tác giả muốn gửi đến chúng ta những thông điệp :

+ Luôn dành sự biết ơn , tôn trọng đối với thầy cô giáo

+ Cảm thông , thấu hiểu cho sự khó nhằn mà họ đang gánh chịu

+ Nhìn nhận một cách đầy đủ , trọn vẹn những công lao to lớn , cao cả mà thầy cô đã thực hiện để giúp ta trưởng thành hơn

+ Nổ lực phấn đấu , học tập và rèn luyện để thực hiện những mục tiêu lớn lao đang chờ đợi ngoài kia , để đền đáp công ơn và mong mỏi của thầy/cô