ĐỀ 6.Phần I.Đọc - hiểu: (3,0 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau : Thầy kể về vầng trăng, Trong ca dao thuở nào Thầy kể về cơn mưa, Trên đồng ruộng bao la. Vầng trăng vàng lục bát, Ai mang xẻ làm đôi? Cơn mưa từ câu hò, Chập chờn cánh cò bay ! Cũng có một vầng trăng, Nhưng sao thầy chưa kể? Những đêm ngồi soạn bài, Ánh trăng lùa khuya khoắt. Và dài những cơn mưa… Thầy ơi sao chưa kể? Đường mưa thầy lặn lội, Sớm chiều với đàn em. Bao nhiêu là bụi phấn, Sao chưa kể thầy ơi? Bao nhiêu là bụi phấn, Sao không kể thầy ơi? (Những điều thầy chưa kể-Trần Thanh Sơn) Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính cho đoạn thơ trên? Câu 2. (0,5 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn thơ? Câu 3. (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu hiệu quả biểu đạt của một biện pháp tu từ tiêu biểu được sử dụng trong đoạn thơ sau: “…Bao nhiêu là bụi phấn, Sao chưa kể thầy ơi? Bao nhiêu là bụi phấn, Sao không kể thầy ơi?” Câu 4. (1,0 điểm) Qua đoạn thơ trên, tác giả muốn gửi đến chúng ta những thông diệp gì Mn giúp mk vsss, mk hứa vote 5 saoo ạ

2 câu trả lời

1. PTBĐ chính : 

`to` Biểu cảm

2. Nội dung chính :
`to` Nói lên những nỗi khổ của nghề nhà giáo

3. BPTT : Điệp ngữ 

`to` Điệp ngữ :…Bao nhiêu là bụi phấn, Sao chưa kể thầy ơi?

Tác dụng : Nói lên công lao to như trời biển và sự hy sinh của người thầy

4. Chúng ta phải biết ơn thầy cô, cha mẹ những người đã nuôi dưỡng để chúng ta nên người. Họ cũng có nỗi khổ riêng của nghề họ làm, vậy nên chúng ta cần phải yêu thương và kính trọng họ

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

Câu 2:

- Nội dung chính: Nói về nỗi khổ của nghề thầy giáo.

Câu 3:

Biện pháp tu tư điệp ngữ "Bao nhiêu là bụi phấn/ Sao chưa kể thầy ơi?"

=> Tác dụng: Tác giả sự dùng biện pháp tu từ điệp ngữ nhấn mạnh hai lần để mục đích nhấn mạnh sự hi sinh thầm lặng của người thầy.

Câu 4:

Qua đoạn thơ trên, tác giả muốn gửi cho ta thông điệp:

- Nghề nào cũng có nỗi khổ riêng của nó, nghề nhà giáo cũng vậy, thầy giáo, cô giáo đã cống hiến hết mình cho những mầm non, tương lai đất nước. Qua đây, tác giả nhắc nhở mỗi người về truyền thống "tôn sư trọng đạo", biết ơn những người cho ta tri thức.