ĐỀ 6.BL Ở bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt) trong dòng hồi tưởng, người cháu nhớ lại: “Năm ấy là năm đói mòn mỏi”... rồi trở về thực tại: “Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở: - Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?” Câu 1. Đoạn thơ cho em biêt được gì về tình cảm của người cháu? Câu2 : Câu thơ “-Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?” là lời đối thoại hay độc thoại của nhân vật trữ tình? Vì sao?

2 câu trả lời

Câu 1:

-Tình cảm của ng cháu : nỗi nhớ thương, lòng bt ơn bà sâu nặng và bền chặt

Câu 2:

Câu thơ “- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”

- Ngôn ngữ: Đối thoại

- Giải thích: Vì ở đây người cháu nói với bà trong tâm tưởng (tưởng tượng). Có dấu gạch "-".

CHÚC BN HỌC TỐT^^

Thu_Hiền

Câu 1.

- Đoạn văn trên cho em biết về tình cảm của người cháu: người cháu có tình yêu thương ba tha thiết, rất kính yêu, trân trọng bà.Đồng thời, đó là sự trân trọng hình ảnh bếp lửa, bởi bếp lửa không chỉ chỉ đơn thuần là vật để sưởi ấm, đun nấu mà nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong kí ức tuổi thơ khi còn ở bên bà của người cháu.Dù cho hoàn cảnh sống đã thay đổi, được tiếp nhận những điều tốt đẹp nhất của cuộc sống, hình ảnh bà và bếp lửa vẫn luôn khắc sâu trong tâm trí của người cháu.

Câu 2.

- Câu thơ “-Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?” là lời độc thoại của nhân vật trữ tình.

- Vì: trước câu có dấu gạch đầu dòng, thể hiện đây là lời nói của nhân vật tự nói với bản thân trong tưởng tượng.Bởi có lời hỏi của nhân vật trữ tình nhưng không có lời đáp lại của nhân vật khác.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm