Đề 4 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió, làm thành dông bão là rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước tràn nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước. Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên cao bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân. Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm Thủy Tinh làm mưa gió, bão lũ dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, vị Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về.” (Trích Sơn Tinh, Thủy Tinh) Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì? Câu 2: Vì sao văn bản được xếp theo thể loại truyền thuyết? Câu 3: Lời kể trùng điệp (nước ngập..., nước ngập..., nước dâng...) gây được ấn tượng gì cho Câu 4: Để phòng chống thiệt hại do lũ lụt gây ra, theo em chúng ta cần làm gì? ________________________________________________________________________ 4 câu thôi ạ , giúp e với ạ nói KHÔNG với COPY MẠNG và SPAM ạ ! thanks
2 câu trả lời
Câu `1.`
`-` Trích từ: Sơn Tinh, Thủy Tinh.
`-` PTBĐ chính: Tự sự.
Câu `2.` Vì "Sơn Tinh, Thủy Tinh" có những yếu tố phóng đại, kì ảo và hoang đường, không có thật.
Câu `3.` Thể hiện nổi bật kết quả của hành động trả thù của Thuỷ Tinh thật nhanh chóng và khủng khiếp, làm cho câu chuyện thêm cao trào và tạo được ấn tượng cho người đọc.
Câu `4.` Theo em, để phòng chống thiệt hại do lũ lụt gây ra, ta nên:
`-` Tích cực trồng nhiều cây xanh và không chặt phá rừng.
`-` Không nên xả rác bừa bãi.
`-` Đắp đê ngăn lũ.
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: Tự sự
Câu 2:
- Vì có liên quan đến nhân vật và sự kiện lịch sử:
+ Nhân vật: Vua Hùng, Mị Nương
+ Sự kiện: chống lại thiên tai, bão lũ, đắp đê trị thủy của nhân dân ta ở vùng đồng bằng sông Hồng thời xa xưa.
- Lời kể có chi tiết hư cấu, kì ảo: Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, làm thành dông bão, dâng nước đánh Sơn Tinh; Sơn Tinh bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi.
Câu 3: Lời kể trùng điệp (nước ngập..., nước ngập..., nước dâng...) gây được ấn tượng gì cho người đọc
- Lời kể trùng điệp tạo cảm giác tăng dần mức độ của hành động, dồn dập cảm xúc, gây ấn tượng mạnh, dữ dội về kết quả của hành động trả thù của Thủy Tinh, theo đúng mạch truyện.
Câu 4:
Để phòng chống thiệt hại do lũ lụt gây ra, theo em chúng ta cần:
- Chủ động, có ý thức chuẩn bị khi thiên tai xảy ra.
- Trồng thêm nhiều cây xanh, bảo vệ rừng đầu nguồn.
- Tuyên truyền để mọi người cùng có ý thức bảo vệ môi trường sống.
- Kiên quyết xử lí những hành vi gây tổn hại môi trường.
- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở nơi sinh sống.