Đề 3. Từ Hiệp định Giơnever (1954) và Hiệp định Pari (1973) rút ra bài học cho ngoại giao Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. I. MỞ ĐẦU

2 câu trả lời

I.MỞ ĐẦU

-Trong cuộc đấu tranh lâu dài vì độc lập, thống nhất Tổ quốc nước ta đã đàm phán và ký Hiệp định ngoại giao: Hiệp định Giơnever (1954) và Hiệp định Pari (1973).

-Cuộc đấu tranh bền bỉ trên mặt trận ngoại giao để chống lại sự xâm lược của quân đội Pháp và Mỹ

-Vai trò và tầm quan trọng của đấu tranh ngoại giao đã góp phần thắng lợi của CM Việt Nam, từ đó để lại những bài học cho ngoại giao Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Mk xin hay nhất nha!

Đặt lợi ích chính đáng của dân tộc lên trên hết, đồng thời phải tôn trọng lợi ích dân tộc chính đáng của các nước khác, nhất là của các nước láng giềng. Đây là bài học có tầm quan trọng hàng đầu, có ý nghĩa nguyên tắc trong hoạt động đối ngoại Việt Nam

 - Kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại. Thế giới mà chúng ta đang sống tuy đầy mâu thuẫn nhưng là một thể thống nhất. Các dân tộc sống trên thế giới này tuy có bản sắc riêng, lớn nhỏ giàu nghèo, chế độ chính trị và trình độ phát triển khác nhau nhưng đều là một bộ phận của tổng thể đó

 - Độc lập tự chủ và đoàn kết, hợp tác quốc tế. Độc lập tự chủ là “tự điều hành đất nước, không có sự can thiệp của nước ngoài”, tức là dựa vào sức mình là chính. Bác Hồ nhấn mạnh: “Muốn người ta giúp cho, thì trước hết mình phải tự cứu lấy mình”. Độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường nghĩa là nội lực là quyết định, song ngoại lực rất quan trọng, góp phần làm tăng khả năng tự lực tự cường của đất nước.

 - Coi trọng và xử lý đúng đắn quan hệ với các nước lớn, xây dựng, giữ gìn quan hệ hữu nghị và lâu dài, bền vững với các nước láng giềng. Trong lịch sử thế giới cận đại và hiện đại, chính sách các nước lớn, quan hệ giữa các nước lớn với nhau thường mang tính quyết định cục diện và tiến trình quan hệ quốc tế. Sau Chiến tranh Lạnh, quan hệ quốc tế có chiều hướng dân chủ hóa hơn và tiếng nói của nước vừa và nhỏ có trọng lượng lớn hơn, những nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật, Tây Âu, Ấn Độ vẫn có vai trò rất lớn trong các vấn đề quốc tế.

 - Lấy cái không đổi để ứng phó với vạn cái thay đổi và lấy vạn điều thay đổi để thực hiện điều không đổi.

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm