Đề 3 “Sau khi đuổi sạch quân Minh ra khỏi bờ cõi, lên làm vua được khoảng một năm, một hôm Lê Lợi cưỡi thuyền rồng quanh hồ Tả Vọng trước kinh thành. Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi chiếc thuyền tiến ra giữa hồ, thì tự nhiên có một con rùa to lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Vua đứng trên và nhận thấy lưỡi gươm đeo bên mình cũng đang động đậy. Rùa Vàng không sợ người, nhô đầu cao lên nữa và tiến sát về phía thuyền vua. Nó đứng nổi lên trên mặt nước và nói: - Bệ hạ hoàn gươm lại cho Long quân! Nghe nói thế, nhà vua bỗng hiểu ra, bèn thò tay rút gươm ra khỏi bao, cung kính cảm tạ thần linh. Chỉ một lát, thanh gươm thần rời khỏi tay vua bay đến phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, Rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Cho đến khi cả gươm và Rùa đã chìm sâu xuống nước, người ta vẫn còn thấy vệt sáng le lói dưới mặt hồ xanh. Khi thuyền của bá quan tiến kịp thuyền rồng, vua liền báo ngay cho họ biết: - Đức Long Quân cho chúng ta mượn thanh gươm thần để trừ giặc Minh. Nay đất nước đã thanh bình, Người sai Rùa lấy lại. Từ đó, hồ bắt đầu được mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.” (Trích Sự tích Hồ Gươm) Câu 1. Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần trong hoàn cảnh nào? Câu 2. Em hiểu gì về tên gọi hồ Hoàn Kiếm? Câu 3. Nêu ý nghĩa của hình ảnh vệt sáng le lói dưới mặt hồ xanh sau khi cả gươm và Rùa đã chìm sâu xuống nước. Câu 4. Có một du khách nước ngoài đến Việt Nam và muốn tìm hiểu về Hồ Gươm. Nếu em là hướng dẫn viên cho du khách đó thì em sẽ giới thiệu những điều gì về địa danh này? ___________________________________________________________ GIÚP EM VỚI Ạ KHÔNG COPY MẠNG + SPAM Ạ
2 câu trả lời
Câu `1.` Nhân dân ta đánh bại quân Minh xâm lược và dời đô về Thăng Long.
Câu `2.` Khi vua Lê Lợi trả thanh gươm cho rùa thần sau khi đã mượn gươm để đánh bại quân Minh. Khi đã trả thanh gươm thì rùa lặn xuống nước và biến mất.
" Hoàn - có nghĩa là trả lại; Kiếm có nghĩa là gươm `→` Hoàn Kiếm có nghĩa trả lại Gươm".
Từ đó, hồ có tên gọi là hồ Hoàn Kiếm.
Câu `3.` Ý nghĩa hình ảnh vệt sáng le lói dưới mặt hồ xanh sau khi cả gươm và Rùa đã chìm sâu xuống nước: lúc trả gươm thần cho Long Vương, hình ảnh lóe sáng nói lên khát vọng thái bình, thịnh vượng của dân tộc ta. Mong muốn đất nước luôn yên bình và khẳng định bất cứ ai muốn xâm phạm nước ta sẽ phải chịu hậu quả khôn lường.
Câu `4.` Em sẽ kể cho những người khách đó về sự tích Hồ Gươm khi xưa.
Câu 1
Đức Long quân đòi lại gươm trong hoàn cảnh: Nhân dân ta đã đánh bại giặc Minh đối hộ, đời đô về Thăng Long.
Câu 2
Theo truyền thuyết, trong một lần vua Lê Lợi dạo chơi trên thuyền, bỗng một con rùa vàng nổi lên mặt nước đòi nhà vua trả thanh gươm mà Long Vương cho mượn để đánh đuổi quân Minh xâm lược. Nhà vua liền trả gươm cho rùa thần và rùa lặn xuống nước biến mất. Từ đó hồ được lấy tên là hồ Hoàn Kiếm.
Câu 3
Ý nghĩa của hình ảnh đó là: Lưỡi gươm đc lấy ở duois hồ, chuôi gươm được tìm thấy ở trong rừng điều này thể hiện sự khó khăn để lấy được thanh gươm và tinh thần đoàn kết của nhân dân ta. Dù cho thanh gươm có chìm xuống đáy biển thì nó vẫn làm tronwg tim người dân 1 vũ khí đã giúp nước ta chống giặc.
Câu 4 (kể cho họ nghe về sự tích hồ gươm )