Đề 2: “...Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần, nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu thương, rồi trở thành vợ chồng, cùng nhau chung sống trên cạn ở điện Long Trang. Ít lâu sau, Âu Cơ có mang đến kì sinh nở. Chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng nở ra một trăm con trai, con nào con ấy hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô [2], khỏe mạnh như thần. [...] Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta con cháu vua Hùng, thường nhắc đến nguồn gốc của mình là con Rồng, cháu Tiên. (Trích truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên, theo Nguyễn Đổng Chi kể) Câu 1. Xác định thể loại và ngôi kể của văn bản có đoạn trích trên. Câu 2. Chuyện Âu Cơ sinh nở có những điểm gì kì lạ? Câu 3. Những chi tiết hoang đường kì ảo trong trong đoạn truyện có ý nghĩa gì? Câu 4. Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên, em rút ra cho mình những bài học nào? Ai làm xong mình cho hay nhất + 5 sao+1 tim đi mà mn
2 câu trả lời
Câu 1. Xác định thể loại và ngôi kể của văn bản có đoạn trích trên.
+ Thể loại : truyền thuyết
+ Ngôi kể : thứ 3
Câu 2. Chuyện Âu Cơ sinh nở có những điểm gì kì lạ?
⇒ Chuyện Âu Cơ sinh nở có những điểm kì lạ như sau
+ Nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng nở ra một trăm con trai, con nào con ấy hồng hào, đẹp đẽ lạ thường.
+ Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần.
Câu 3. Những chi tiết hoang đường kì ảo trong trong đoạn truyện có ý nghĩa gì?
⇒ Những chi tiết hoang đường kì ảo trong trong đoạn truyện có ý nghĩa là biểu tượng sâu sắc cho sự đoàn kết dân tộc của nhân dân ta.Qua đó khẳng định, người dân Việt Nam là anh em một nhà, nó còn thể hiện tinh thần trọng cội nguồn của người dân Việt Nam.
Câu 4. Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên, em rút ra cho mình những bài học nào?
⇒ Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên, em rút ra cho mình những bài học
+ Giáo dục thế hệ trẻ biết yêu mến và tự hào khi là người Việt Nam.
+ Giáo dục thế hệ trẻ về tình đồng bào gắn bó.
Câu 1. Xác định thể loại và ngôi kể của văn bản có đoạn trích trên.
=> Thể loại: Truyenf thuyết
ngôi kể:Thứ 3
Câu 2. Chuyện Âu Cơ sinh nở có những điểm gì kì lạ?
=> Chuyện Âu Cơ sinh nở kì lạ ở điểm: Nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần.
Câu 3. Những chi tiết hoang đường kì ảo trong trong đoạn truyện có ý nghĩa gì?
- Nguồn gốc của các vị thần:
+ Lạc Long Quân vốn nòi Rồng, sống dưới nước, thạo mọi phép thần thông và hay trừ yêu tinh giúp dân.
+ Âu Cơ vốn nòi Tiên, con cháu Thần Nông, sống trên cạn...
- Cuộc gặp gỡ và kết hôn kì lạ: Âu Cơ nghe phương Nam có nhiều hoa thơm cỏ lạ nên nên đi thăm thú. Gặp Lạc Long Quân và bén duyên. Hai người tự nhiên đính ước và kết hôn với nhau. Trở thành vợ chồng.
- Cuộc sinh nở thần kì: Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng. Bọc trứng nở ra trăm người con. 50 trai. 50 gái. Không cần bú mớm nuôi nấng tự lớn vổng thành những người đẹp đẽ, khỏe mạnh.
- Cuộc chia tay thần kì: 50 người con theo cha xuống biển. 50 người con theo mẹ lên non. Chia nhau cai quản các phương. Khi nào có việc thì gọi để giúp đỡ nhau.
Câu 4. Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên, em rút ra cho mình những bài học nào?
- Truyện con Rồng cháu Tiên có nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo, nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người việt.
- Nhắc nhở chúng ta nhớ về nguồn gốc cao quý của dân tộc : Con Rồng Cháu Tiên. Tinh thần tự hào và tự tôn dân tộc
- Nhắc nhở chúng ta phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong tình thân ruột thịt của hai tiếng “đồng bào” (có nghĩa là cùng một cái bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ) Truyền thống đoàn kết của dân tộc
- Sự phân bố địa bàn dân cư ở nước ta : 50 con theo mẹ Âu Cơ lên rừng trở thành đồng bào các dân tộc ở miền rừng núi, cao nguyên … 50 con theo cha Lạc Long Quân xuống biển là các dân tộc sinh sống ở miền đồng bằng.