De 1 Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió, làm thành dông bão là rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước tràn nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước. Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên cao bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân. Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm Thủy Tinh làm mưa gió, bão lũ dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, vị Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về.” (Trích Sơn Tinh, Thủy Tinh) Câu 1: Liệt kê chi tiết hoang đường kì ảo trong đoạn văn ? Câu 2: Ý nghĩa của hình tượng Sơn Tinh, Thủy Tinh. Câu 3: Hình ảnh Sơn Tinh “không hề nao núng, bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi” em có liên tưởng đến những hình ảnh nào trong thực tế cuộc sống ? Câu 4: Để phòng chống thiệt hại do lũ lụt gây ra, theo em chúng ta cần làm gì? Đề bài 4: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lại lên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh những loài yêu quái làm hại dân lành. Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Xong việc, thần thường về thủy cung với mẹ, khi có việc cần thần mới hiện lên. Bấy giờ ở vùng đất cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống ở trên cạn ở cung điện Long Trang. [...] Người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô [5] ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Triều đình có tướng văn, tướng võ, con trai vua gọi là quan lang, con gái vua gọi là mị nương, khi cha chết thì được truyền ngôi cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy danh hiệu Hùng Vương, không hề thay đổi. Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta con cháu vua Hùng, thường nhắc đến nguồn gốc của mình là con Rồng cháu Tiên.” (Trích truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? Câu 2: Lạc Long Quân đã có những hành động nào để giúp dân? Câu 3: Lời kể nào trong đoạn truyện có hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ? Nhận xét về ý nghĩa của lời kể đó? Câu 4: Em thấy mình có trách nhiệm gì trong cuộc sống để bảo vệ và phát huy nguồn gốc cao quý của dân tộc?
2 câu trả lời
Đề bài 1:
Câu 1: Liệt kê chi tiết hoang đường kì ảo trong đoạn văn ?
- Các chi tiết hoang đường kì ảo trong đoạn văn:
+ Thần hô mưa, gọi gió, làm thành dông bão là rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh.
+ Nước ngập ruộng đồng, nước tràn nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
+ Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ.
+ Nước sông dâng lên cao bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu.
Câu 2: Ý nghĩa của hình tượng Sơn Tinh, Thủy Tinh.
- Ý nghĩa của hình tượng Sơn Tinh: đại diện cho sức mạnh của nhân dân ta trong công cuộc phòng chống lũ lụt, bảo vệ đê điều.
- Ý nghĩa của hình tượng Thủy Tinh: đại diện cho sức mạnh của lũ lụt, thiên tai, mưa bão.
Câu 3: Hình ảnh Sơn Tinh “không hề nao núng, bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi” em có liên tưởng đến những hình ảnh nào trong thực tế cuộc sống ?
- Hình ảnh Sơn Tinh “không hề nao núng, bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi” em có liên tưởng đến hình ảnh:
+ Những người tình nguyên viên, chiến sĩ, bộ đội ngày đêm đối mặt với dòng nước lũ để bảo vệ người dân.
+ Những y bác sĩ đầu tiền tuyến không màng nguy hiểm, vất vả ngày đêm để có thể bảo vệ người dân khỏi sự lây lan của dịch bệnh Covid-19 trong thời gian qua.
Câu 4: Để phòng chống thiệt hại do lũ lụt gây ra, theo em chúng ta cần làm gì?
- Chúng ta cần:
+ Tích cực trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc.
+ Không được chặt phá, phá hoại cây rừng trái phép.
+ Cần phải chung tay bảo vệ rừng.
+ Đề ra các biện pháp nhằm khắc phục nạn phá rừng.
+ Cần phải sơ tán, di tản người dân đến vùng an toàn khi được dự báo sẽ có bão, lũ lụt,...
Đề bài 4:
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?
- PTBĐ chính: tự sự.
Câu 2: Lạc Long Quân đã có những hành động nào để giúp dân?
- Hành động của Lạc Long Quân:
+ Giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh những loài yêu quái làm hại dân lành.
+ Dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở.
Câu 3: Lời kể nào trong đoạn truyện có hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ? Nhận xét về ý nghĩa của lời kể đó?
- Lời kể trong đoạn truyện có hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ: Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta.
` ⇒ ` Nhân xét về ý nghĩa của lời kể: nhằm giúp cho câu chuyện trở nên sinh động, chân thực hơn đối với bạn đọc. Đồng thời làm nổi bật được những công lao của Lạc Long Quân đối với người dân thời bấy giờ.
Câu 4: Em thấy mình có trách nhiệm gì trong cuộc sống để bảo vệ và phát huy nguồn gốc cao quý của dân tộc?
- Nghe lời cha mẹ, ông bà và thầy cô giáo.
- Cố gắng phấn đấu, học tập thật giỏi để sáng vai với các cường quốc năm châu.
- Tìm hiểu về lịch sử của dân tộc ta để hiểu biết thêm về đất nước ta vào những thời kì trước.
- Tuân theo 5 điều Bác Hồ dạy.
Đề bài 1:
Câu 1: Liệt kê chi tiết hoang đường kì ảo trong đoạn văn ?
- Các chi tiết hoang đường kì ảo trong đoạn văn:
+ Thần hô mưa, gọi gió, làm thành dông bão là rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh.
+ Nước ngập ruộng đồng, nước tràn nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
+ Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ.
+ Nước sông dâng lên cao bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu.
Câu 2: Ý nghĩa của hình tượng Sơn Tinh, Thủy Tinh.
- Ý nghĩa của hình tượng Sơn Tinh: đại diện cho sức mạnh của nhân dân ta trong công cuộc phòng chống lũ lụt, bảo vệ đê điều.
- Ý nghĩa của hình tượng Thủy Tinh: đại diện cho sức mạnh của lũ lụt, thiên tai, mưa bão.
Câu 3: Hình ảnh Sơn Tinh “không hề nao núng, bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi” em có liên tưởng đến những hình ảnh nào trong thực tế cuộc sống ?
- Hình ảnh Sơn Tinh “không hề nao núng, bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi” em có liên tưởng đến hình ảnh:
+ Những người tình nguyên viên, chiến sĩ, bộ đội ngày đêm đối mặt với dòng nước lũ để bảo vệ người dân.
+ Những y bác sĩ đầu tiền tuyến không màng nguy hiểm, vất vả ngày đêm để có thể bảo vệ người dân khỏi sự lây lan của dịch bệnh Covid-19 trong thời gian qua.
Câu 4: Để phòng chống thiệt hại do lũ lụt gây ra, theo em chúng ta cần làm gì?
- Chúng ta cần:
+ Tích cực trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc.
+ Không được chặt phá, phá hoại cây rừng trái phép.
+ Cần phải chung tay bảo vệ rừng.
+ Đề ra các biện pháp nhằm khắc phục nạn phá rừng.
+ Cần phải sơ tán, di tản người dân đến vùng an toàn khi được dự báo sẽ có bão, lũ lụt,...
Đề bài 4:
Câu 1:
- PTBĐ chính: tự sự.
Câu 2 :
Giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh những loài yêu quái làm hại dân lành.
Dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở.
Câu 3:
- Lời kể trong đoạn truyện có hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ: Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta
Câu 4:
- Nghe lời cha mẹ, ông bà và thầy cô giáo.
- Cố gắng phấn đấu, học tập thật giỏi để sáng vai với các cường quốc năm châu.
- Tìm hiểu về lịch sử của dân tộc ta để hiểu biết thêm về đất nước ta vào những thời kì trước.