Đề 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Nói đến Đồng Tháp Mười là phải nói đến lũ. Lũ chính là nguồn sống của cả cư dân miệt sông nước này. Nó mang phù sa mùa màng về, mang tôm cá về, làm nên một nền văn hóa đồng bằng. Năm ngoái chúng tôi lại xuống Long An, giữa mùa lũ mà đồng nứt nẻ, dân ngơ ngác hoang mang đợi lũ. Bởi nếu không có lũ, nước kiệt đi thì toàn bộ vùng này thiếu nước ngọt nghiêm trọng, phèn nổi lên rất nhiều và đậm, nước chỉ còn đọng ở các lung, trấp, đìa, bàu... không dùng được, cây cỏ khô rụi, di chuyển chủ yếu là đi bộ hoặc xe trâu, toàn bộ đời sống sẽ ngưng trệ. Lũ tồn tại song song với người miền Tây như con lộ nào cũng song song một con kinh bên cạnh, làm nên một đặc trưng đồng bằng Nam Bộ. Người ta đào kênh (kinh) để thông thương, để lấy nước, chỉ huy nước, lấy đất ấy đắp đường (lộ), cứ chằng chịt như thế, những con kinh huyết mạch nối những cù lao, những giồng... thành một đồng bằng rộng lớn và đầy bản sắc. Hữu Nhân chạy xe rất khỏe, và lại nhớ đường, dẫu cả những con đường bé tí ở một cái xóm xa lắc lơ nào đấy. Anh chở tôi len lỏi vào những con đường mà người thường không được đi, khách du lịch lại càng không, xuyên qua mấy huyện Cao Lãnh, Thanh Bình, Tam Nông,... để vào lõi Đồng Tháp Mười. Cái tên Tháp Mười bây giờ vẫn còn tranh cãi, người thì bảo nơi đây có mười cái tháp, kẻ lại nói là ở đây có ngôi tháp 10 tầng... Còn Tràm Chim thì chính Hữu Nhân đã giải thích cho tôi rằng tràm chim chỉ đơn giản là tràm và chim. Trước đó tôi nghĩ tràm là cách gọi một vùng đất nổi lên, như một cái vườn giữa hàng ngàn héc ta nước, và ở đó nhiều chim. Giống như giồng, như cù lao, như gò, như rạch, kinh... Thế mà nó đơn giản đến không ngờ là gồm những cây tràm kết thành rừng và chim thì dày đặc thành vườn... Tất nhiên không dễ gì để thấy chim bởi phải chiều tối thì chúng mới về, hàng vạn, chục vạn con lớn bé to nhỏ rợp cả một khoảng trời. Mà chúng tôi thì chỉ có một ngày cưỡi xe, mà lại muốn đi nhiều, thấy nhiều, chiêm ngưỡng nhiều,... (SGK Ngữ văn 6, Cánh diều) Câu 1. Xác định thể loại và ngôi kể của đoạn trích trên. 2. Theo đoạn trích, lũ có vai trò như thế nào đối với Đồng Tháp? Lũ quan trọng đối với Đồng Tháp bởi: Câu 3. Đoạn trích trên giúp em hiểu gì về vẻ đẹp của thiên nhiên và cảnh quan Đồng Tháp Mười? Câu 4. nêu suy nghĩa của bản thân cách để bảo vệ sự đa dạng của thiên nhiên

2 câu trả lời

Câu 1:

- Thể loại : Du kí

- Ngôi kể thứ nhất.

Câu 2: Vai trò của lũ với Đồng Tháp Mười:

- Lũ mang phù sa mùa màng, mang tôm cá về, làm nên một nền văn hóa đồng bằng.

– Cung cấp nước ngọt cho người dân sinh hoạt, duy trì sự sống cho cây cỏ thiên nhiên, giúp giao thông thuận lợi bằng đường thuỷ.

Câu 3:

Thiên nhiên và cảnh quan Đồng Tháp Mười đa dạng, tươi đẹp và hài hoà với cuộc sống con người.

Câu 4: Để bảo vệ sự đa dạng của thiên nhiên cần:

- Khai thác nguồn tài nguyên một cách hợp lí.

- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia,..

- Chống ô nhiềm môi trường sông nước; có biện pháp phòng chống cháy rừng.

- Tuyên truyền người dân nâng cao ý thức trong khai thác đi liền với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

- Hợp tác với các nước nỗ lực trong việc chống biến đổi khí hậu

$\text{C1}$

 Thể loại của đoạn văn trên là kí, nói kĩ hơn là du kí. Ngôi kể là ngôi thứ nhất.

$\text{C2}$

 Theo đoạn trích, lũ có vai trò rất quan trọng đối với Đồng Tháp.

$\text{C3}$

Đoạn trích trên giúp em hiểu gì về:

+ Nước lũ Đồng Tháp Mười, những kênh rạch chằng chịt nơi đây

+ Tràm chim Đồng Tháp Mười

+ Văn hóa ẩm thực: bông điên điển xào tôm, cá linh kho ngót.

+ Sen Đông Tháp

+ Di tích lịch sử Gò Tháp

+ Con người nơi đây

$\text{C4}$

Tình cảm của tác giả khi viết về Đồng Tháp Mười thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng và khát khao muốn khám phá vùng đất ấy.

- Một số câu văn thể hiện rõ tình cảm ấy:

+ Trong khi chúng tôi chỉ có một ngày cưỡi xe, mà lại muốn đi nhiều, thấy nhiều, chiêm ngưỡng nhiều

+ Bằng nỗi khát khao và trân trọng của mình, tôi đã miệt mài ăn hai món quốc hồn quốc túy đồng bằng ấy.

+ … một đô thị Cao Lãnh vừa trẻ trung vừa hiện đại, rất có gu kiến trúc, vừa mềm vừa xanh, cứ nao nao như một câu hò vươn trên sóng,…