đạo đức là gì? Phân biệt đạo đức và phong tục tập quán trong sự điều chỉnh hành vi con người? Vai trò đạo đức đối với cá nhân, gia đình và xã hội

2 câu trả lời

1; Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích cộng đồng, của xã hội.

2;

*Phân biệt đạo đức với pháp luật và xã hội

– Đạo đức: tự giác thực hiện. Dự luận xã hội lên án, lương tâm cắn rứt

– Pháp luật: thực hiện bắt buộc, bị trừng trị theo quy định pháp luật

– Phong tục tập quán: thực hiện theo quy định nề nếp bị kế thừa bằng yếu tố tích cực, bổ các hủ tục

3; Lịch sử xã hội loài người đã khẳng định tầm quan trọng của đạo đức trong quá trình tổ chức thiết lập, duy trì trật tự, ổn định và phát triển xã hội. Tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội mà sự tác động của đạo đức đến cá nhân và xã hội có khác nhau. Vai trò của đạo đức được thể hiện như sau:

- Đạo đức là một trong những phương thức cơ bản để điều chỉnh hành vi con người, một sự điều chỉnh hoàn toàn tự nguyện, tự giác, không vụ lợi trong một phạm vi rộng lớn.

- Đạo đức góp phần nhân đạo hóa con người và xã hội loài người, giúp con người sống thiện, sống có ích.

- Đạo đức thể hiện bản sắc dân tộc trong quan hệ quốc tế, là cơ sở để mở rộng giao lưu giữa các giá trị văn hóa của dân tộc, quốc gia với các dân tộc, quốc gia khác.

- Đạo đức góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội

hay nhất nha

Đạo đức là một từ Hán Việt, được dùng từ xa xưa để chỉ một thành tố trong tính cách và giá trị của một con người. Đạo là con đường, đức là tính tốt hoặc những công trạng tạo nên. Khi nói một người có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn luyện thực hành các lời răn dạy về đạo đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn.

+ Phân biệt đạo đức và phong tục tập quán trong sự điều chỉnh hành vi con người :

- Đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi con người nhưng không phải là duy nhất. Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức mang tính tự nguyện và thường là những yêu cầu cao của xã hội đối với con người. Trong thực tế, có những trường hợp hành vi của cá nhân tuy không vi phạm pháp luật nhưng có thể vẫn bị phê phán về mặt đạo đức.

- Sự điều chỉnh hành vi của pháp luật là sự điều chỉnh mang tính bắt buộc, tính cưỡng chế. Đó là sự điều chỉnh thông qua những yêu cầu tối thiểu, được quy định bằng văn bản của nhà nước, buộc các cá nhân và tổ chức phải tuần theo để đảm bảo lợi ích chung cho xã hội.

- Tuân theo phong tục tập quán là tuân theo những thói quen, những trật tự nề nếp đã ổn định từ lâu đời trong cuộc sống hàng ngày. Có những phong tục tập quán không còn phù hợp, trái với đạo đức, cần phải thay đổi, loại trừ. Có những phong tục trở thành nét đẹp và được coi là những thuần phong mỹ tục, cần duy trì và phát huy.

+ Vai trò :

a, đối với cá nhân 

- Đạo đức góp phần hoàn thiện nhân cách con ng

- giúp cá nhân có ý thức và năng lục sống thiện, sống có ích

- Giáo dục lòng nhân ái, vị tha

b, Gia đình 

- Đạo đức là nền tảng, là nhân tố xây dựng gia đình hạnh phúc

- Tạo nên sự ổn định, vững chắc của gia đình

c, Xã hội

- Nếu ví xh là một cơ thể sống thì đạo đức đc coi là sức khỏe của cơ thể ấy

- Xh sẽ phát triển bền vững nếu xh đó thực hiện đúng các quy tắc , chuẩn mực xh 

- Xh sẽ mất ổn định nếu đạo đức xh bị xuống cấp 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm