đặc điểm của họa tiết hoa văn thời nhà Lý nêu sự khác nhau giữa tranh dân gian Đông Hồ và tranh dân gian Hàng Trống

2 câu trả lời

Nghệ thuật điêu khắc thời Lý là một thành tố hiện diện thường trực ngay cả ở những công trình không có tên trong sử sách hay bia đá cổ cũng được trang hoàng uy nghiêm, bài trí lộng lẫy.

Những công trình điêu khắc tinh tế với những tấm phù điêu mô típ hoa văn hoa cúc nhiều cánh, hoa sen, lá cây và đặc biệt là rồng giun mình trơn nằm gọn trong chiếc lá đề. Đặc điểm chung là chân thực, đơn giản, khỏe mạnh.Ngoài hình tượng rồng thời Lý đặc sắc cho nghệ thuật Việt thì nhiều linh vật được tạc tượng thời Lý cũng mang đặc sắc Việt Nam, dù chịu ảnh hưởng của triết lý Trung Hoa nhưng hoàn toàn khác biệt về hình thức, do đã kết hợp hài hòa với nghệ thuật Chăm Pa và Ấn Độ như con sấu, sư tử, phượng hoàng...

Giống nhau : Đều là tranh dân gian Việt Nam.

Khác nhau :

*Tranh Hàng Trống :

- In nét viền bằng màu đen rồi mới vẽ màu bằng phẩm màu nhuộm (nửa in, nửa vẽ)

- Màu tô bằng tay, chỉ in phần nét viền.

*Tranh Đông Hồ :

- Các hình ảnh được cách điệu từ những hình ảnh thực tế.

- Màu tô là những màu được lấy từ thiên nhiên như : than (màu đen), sỏi đỏ tán mịn (màu đỏ), quả dành dành (màu vàng), ...

                                                      Chúc bạn học tốt !!!

?Đặc điểm của họa tiết hoa văn thời nhà Lý:

→- Chạm khắc thời Lý rất tinh sảo với các loại hình hoa, lá, mây, sóng, nước, ....

Đặc biệt, con rồng Việt Nam với đặc điểm riêng rất hiền lành, mềm mại.

- Nhà Lý có tạc nhiều tượng bằng đá.

VD: Tượng Phật Thế Tôn, Kim Cương, người chim, các con thú, ....

?nêu sự khác nhau giữa tranh dân gian Đông Hồ và tranh dân gian Hàng Trống

→Khác nhau:
* Tranh Hàng Trống
-Tranh được làm và bày bán tại phố Hàng Trống (Hà Nội).
-Tác giả là các nghệ nhân Hàng Trống.
-Hình ảnh sống động như thật
-Tranh in nét viền bằng màu đen rồi vẽ màu bằng phầm nhuộm
*Tranh Đông Hồ
-Sản xuất tại làng Đông Hồ (Bắc Ninh).
-Tác giả là những người nông dân.
-Thường là các hình ảnh đã được cách điệu
-Màu sắc là những màu lấy từ thiên nhiên như than, sỏi đỏ tán mịn 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Câu 1: Châu Á có nhiều dầu mỏ, khí đốt tập trung chủ yếu ở khu vực nào?

​A. Đông Nam Á. B. Tây Nam Á. C. Trung Á. D. Nam Á.

Câu 2: Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào?

A. Ôn đới. B. Cận nhiệt đới. C. Nhiệt đới. D. Xích đạo.

Câu 3: Châu Á có diện tích phần đất liền rộng khoảng

A. 40 triệu km2. B. 41,5 triệu km2. C. 42,5 triệu km2. D. 43,5 triệu km2.

Câu 4: Châu Á tiếp giáp với châu lục nào?

A. Châu Âu, châu Phi. B. Châu Đại Dương. C. Châu Mĩ. D. Châu nam Cực.

Câu 5: Châu Á không tiếp giáp với đại dương nào?

A. Bắc Băng Dương. B. Đại Tây Dương. C. Thái Bình Dương. D. Ấn Độ Dương.

Câu 6: Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam phần đất liền của châu Á là

A. 8.200km B. 8.500km C. 9.000km D. 9.500km

Câu 7: Châu Á có diện tích rộng

A. Nhất thế giới. B. Thứ hai thế giới. C. Thứ ba thế giới. D. Thứ tư thế giới.

Câu 8: Sông Trường Giang chảy qua đồng bằng nào?

A. Hoa Bắc. B. Ấn Hằng. C. Hoa Trung. D. Lưỡng Hà.

Câu 9: Dãy núi nào sau đây là dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Á?

A. Hi-ma-lay-a. B. Côn Luân. C. Thiên Sơn. D. Cap-ca.

Câu 10: Đồng bằng nào sau đây không thuộc châu Á?

A. Đồng bằng Tây Xi-bia. B. Đồng bằng Ấn – Hằng.

C. Đồng bằng Trung tâm. D. Đồng bằng Hoa Bắc.

Câu 11: Chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ đất liền mở rộng nhất là

A. 8.500km. B. 9.000km. C. 9.200km. D. 9.500km.

Câu 12: Các hệ thống núi và cao nguyên của châu Á tập trung chủ yếu ở vùng nào?

A. Trung tâm lục địa. B. Ven biển. C. Ven các đại dương. D. Phía đông lục địa.

Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm vị trí của châu Á?

A. Là một bộ phận của lục địa Á- Âu.

B. Kéo dài từ cực Bắc đến vùng Xích đạo.

C. Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

D. Tiếp giáp với 2 châu lục và 3 đại dương rộng lớn.

Câu 14: Các dãy núi ở châu Á có hai hướng chính là

A. Đông – tây hoặc gần đông –tây và bắc – nam hoặc gần bắc – nam.

B. Đông bắc – tây nam và đông – tây hoặc gần đông – tây.

C. Tây bắc – đông nam và vòng cung.

D. Bắc – nam và vòng cung.

Câu 15: Châu Á có nhiều đới khí hậu khác nhau, trong mỗi đới lại có sự phân thành các kiểu khí hậu do

A. Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo B. Do lãnh thổ rất rộng.

C. Do ảnh hưởng của các dãy núi. D. Tất cả các ý trên.

Câu 16: Những khoáng sản nào sau đây không có nhiều ở châu Á ?

A. Dầu mỏ, khí đốt. C. Crôm, đồng, thiếc. B. Than, sắt. D. Kim cương, U-ra-ni-um.

Câu 17: Hãy cho biết ở châu Á, đới khí hậu nào có sự phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau nhất ?

A. Đới khí hậu cận nhiệt. B. Đới khí hậu nhiệt đới.

C. Đới khí hậu Xích đạo. D. Đới khí hậu ôn đới.

Câu 18: Châu Á có bao nhiêu đới khí hậu?

A. 4 B. 5 C. 6 D. 7

Câu 19: Kiểu khí hậu nào sau đây không phải là kiểu khí hậu lục địa ở châu Á?

A. khí hậu nhiệt đới lục địa. B. khí hậu cận nhiệt lục địa.

C. khí hậu ôn đới lục địa D. Khí hậu cực và cận cực.

Câu 20: Nhận xét nào không đúng về khí hậu châu Á?

A. Khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều đới khác nhau

B. Các đới khí hậu châu Á phân thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau

C. Khí hậu châu Á phổ biến là đới khí hậu cực và cận cực.

D. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa.

Các bạn ơi cứu mình với huhu

2 lượt xem
2 đáp án
50 phút trước