Dạ dày có khả năng tiêu hóa các loại thức ăn như thịt, trứng,... Vậy tại sao dạ dày không tự tiêu hóa chính nó??
2 câu trả lời
Đáp án:
Thực phẩm mà ta ăn vào trước hết phải qua miệng và thực quản, sau đó đi vào dạ dày -bộ phận lớn nhất của đường tiêu hóa. Dạ dày giống như một cái túi, là một trong những cơ quan chủ yếu để tiêu hóa thức ăn. Nó co bóp để nghiền nát thức ăn. Dịch vị được dạ dày tiết ra chứa axit và men anbumin. Axit có thể giết chết vi khuẩn trong thức ăn và khiến cho thức ăn chứa nhiều cenllulo biến thành mềm nhũn, nó còn làm tăng thêm tác dụng của men anbumin. Men này phân giải chất anbumin trong thức ăn thành axit amin, làm cho cơ thể dễ hấp thụ. Năng lực tiêu hóa của dạ dày khiến ta phải kinh ngạc. Các nhà khoa học đã từng bỏ một con cóc sống vào dạ dày một con chó; mấy tiếng đồng hồ sau, hình ảnh con cóc (qua siêu âm) mất tích, tức là đã bị tiêu hóa.
Có người hỏi rằng: Dạ dày có thể tiêu hóa thịt, vậy tại sao dạ dày lại không tự tiêu hóa nó? Nguyên là dạ dày còn có thể tiết ra một chất nhầy ở dạng keo đặc quánh, có độ dính kết rất lớn. Nó tạo nên trên mặt trong của dạ dày một lớp niêm mạc rất kiên cố, có thể bảo vệ bề mặt dạ dày không bị những thức ăn cứng gây tổn thương. Do có tính kiềm yếu nên chất nhầy có thể ngăn cản axit và men anbumin xâm thực niêm mạc.
Ngoài ra, các tế bào trên vách dạ dày luôn luôn được đổi mới. Lớp cũ bong ra thì lớp mới sẽ lập tức thay thế. Theo tính toán, mỗi phút có khoảng 500.000 tế bào vách dạ dày rơi rụng đi, cứ ba ngày thì các tế bào vách dạ dày được thay thế một lần. Vì vậy, dù vách trong của dạ dày có bị tổn thương, nó cũng sẽ được kịp thời khôi phục.
Thông thường, axit và men anbumin dạ dày sẽ không tiêu hóa vách dạ dày. Nhưng khi uống rượu nhiều hoặc uống thuốc aspirin lâu ngày, lớp niêm mạc và các tế bào vách dạ dày sẽ bị tổn thương, khiến cho vách dạ dày bị phân giải, dẫn đến viêm loét.
Đáp án:
- Dạ dày chỉ có khả năng tiêu hóa các loại thức ăn như thịt, trứng, đậu,... nhưng nó không tự tiêu hóa chính nó vì mặt trong của dạ dày được lót một lớp niêm mạc, có khả năng tiết chất nhầy bảo vệ phủ kín cả bề mặt niêm mạc ngăn cản sự tiêu hoá của enzim pépsin cũng như tác dụng ăn mòn của HCl