Cư dân Đông Nam Á có chung những tín ngưỡng dân gian nào? Việc có cùng những tín ngưỡng dân gian đó thể hiện điều gì?
2 câu trả lời
Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc trong đời sống tín ngưỡng - tôn giáo của các cư dân Đông Nam Á:
- Về tín ngưỡng:
+ Cư dân Đông Nam Á có nhiều tín ngưỡng dân gian như: tín ngưỡng phồn thực, tục thờ cúng tổ tiên, tục cầu mưa,...
+ Các tín ngưỡng bản địa đã dung hợp với Ấn Độ giáo (từ Ấn Độ), Phật giáo (từ Ấn Độ và Trung Quốc). Trong đó, các quốc gia chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đều có tín ngưỡng Thần-vua (Chăm-pa, Chân Lạp,...)
VD: Thánh địa Mỹ Sơn của quốc gia Cham-pa cổ, Bo-ro-bu-dur (Indonesia), Ang-kor-Wat (Campuchia),... tục tế nước vào Phật để cầu mưa vào dịp Tết ở Cam-pu-chia.
- Về tôn giáo:
+ Phật giáo được du nhập vào Đông Nam Á khá sớm, thâm nhập vào từng quốc gia trong những thời gian không như nhau, bằng những con đường khác nhau và ảnh hưởng không đều nhau.
+ Theo một số nhà nghiên cứu lịch sử, Phật giáo lần đầu tiên xuất hiện tại Đông Nam Á khoảng thế kỉ I-II đầu Công nguyên.
+ Ở Việt Nam: Phật giáo du nhập vào khoảng những năm 194 - 195 và trung tâm Phật giáo lớn nhất thời đó là Luy Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).
+ Ở In-đô-nê-xi-a: Phật giáo Đại thừa có mặt từ rất sớm, quãng thế kỷ I. Phật giáo phát triển rực rỡ thời kỳ quốc gia Srivijaya và ngôi chùa Borobudur là biểu tượng của kiến trúc Phật giáo nổi tiếng của cả khu vực thời đó. Đến thế kỷ XIII, Phật giáo Tiểu thừa xuất hiện thay thế Phật giáo Đại thừa.
+ Thái Lan là quốc gia Phật giáo lớn nhất Đông Nam Á
+ Phật giáo Tiểu thừa có mặt từ khoảng sau công nguyên ở Campuchia khoảng thế kỷ V và Lào chậm hơn khoảng thế kỷ VII và có ảnh hưởng rộng lớn từ giữa thế kỷ XIV.
=> Phật giáo đã trở thành tư tưởng chính thống của nhiều quốc gia và là quốc giáo ở một số nước Đông Nam Á.
Cư dân Đông Nam Á phần nhiều theo Hồi giáo và Phật giáo, các tôn giáo khác như Kitô giáo, Ấn Độ giáo và tôn giáo có liên quan đến thuyết vật linh cũng tồn tại.