'' Con thuyền đi qua để lại sóng Đoàn tàu đi qua để lại tiếng Đoàn người đi qua để lại bóng Tôi không đi qua tôi để lại gì? '' ( không đề - Văn Cao) Từ bài thơ không đề của nhà thơ Văn Cao, em hãy suy nghĩ ý nghĩa của bài thơ đó. Viết văn nghị luận xã hội CẦN GẤP CẢM ƠN

2 câu trả lời

hơ cũng như gương mặt người con gái. Có vẻ đẹp trời cho, có vẻ đẹp cha mẹ cho. Có cái đẹp sắc sảo, có cái đẹp thuỳ mị. Một cái nốt ruồi xinh xinh đặt ở đâu đấy trên mặt tạo nên một sự hài hoà, nhưng nếu đặt không đúng chỗ sẽ tạo nên sự phản cảm....
Thơ hay cũng có nhiều cách: hay vì lời đẹp, hay vì tình nồng, hay vì ý sâu, hay vì ý tưởng mới. Có bài thơ tác giả viết, chữ trào ra đầu bút, bụng dạ như sắp phát cuồng. Có bài thơ đến nhanh như một bài thuộc lòng chép sẵn. Có bài thơ như tự nhiên nhặt được. Có bài thơ là sự chiêm nghiệm một đời, sự đau đớn trăn trở một đời, sự ám ảnh một đời. “Không đề” của nhạc sĩ Văn Cao thuộc loại đó chăng?
Nghe ra thì thật dễ và tưởng như không có gì:

Con thuyền đi qua để lại sóng đoàn tàu đi qua để lại tiếng đoàn người đi qua để lại bóngCó khả năng quan sát đời sống là có thể có được những ý thơ này-ba câu thơ cùng một cách diễn đạt, một mô típ. Đấy là sự quan sát bằng mắt, bằng tai nhưng đến câu cuối “Tôi không đi qua tôi/ để lại gì?”. Chữ “tôi” ở đầu dòng xác định tác giả là chủ thể, chữ “tôi” cuối dòng là bản thể. Chữ “tôi” cuối câu là “nhãn tư”, “thần tư” của cả câu và cả bài. Không có chữ “tôi” ấy, bài thơ không có lý do tồn tại.
Theo cách lý giải đơn giản ở trên “Con thuyền đi qua để lại sóng/ đoàn tàu đi qua để lại tiếng/ đoàn người đi qua để lại bóng...” người đọc sẽ hơi khựng lại một chút khi đọc câu cuối “tôi không đi qua tôi/ để lại gì?” rồi tâm tưởng oà vỡ trong niềm thú vị, cảm thông, gật gù tán thưởng: Văn Cao muốn nói đến đời sống tâm hồn, tình cảm, tư tưởng của người nghệ sĩ mà từ cá nhân mình ngẫm ra, ông đã thấy. Người nghệ sĩ không thể chỉ “đi qua” cuộc đời như con thuyền (cũng đủ để lại sóng!) như con tàu (cũng đủ để lại tiếng) như đoàn người (cũng đủ để lại bóng) mà phải đi qua mình nghĩa là lắng nghe, cảm nhận, sàng lọc, đánh giá, rung cảm, kiểm nghiệm, vật vã với chính lòng mình, tâm can mình mới mong để lại cho đời một chút tinh chất của tài hoa sáng tạo.
Đây không phải loại thơ dùng trí thông minh, ngồi một lúc nghĩ ra mà là đã trăn trở, day dứt, ngẫm nghĩ một đời đến một lúc nào đó, câu thơ vọt ra, có lúc người đẻ ra nó, cũng còn thấy bất ngờ, huống chi người đọc!
Phàm bài thơ hay, câu thơ hay, đọc xong, mình lại thấy không có gì ghê gớm cả, sao mình lại không nghĩ, không cảm, không viết được như thế nhỉ? Bài thơ hay là bài thơ ai cũng thấy là... của mình.

Bạn Tham Khảo

Về bài hát này, nhà văn Trần Mạnh Hảo viết: "Đây là bài hát có số phận đặc biệt nhất trong cuộc đời sáng tác của Văn Cao. Đây cũng là bài hát mang nhiều tâm trạng đối lập, hòa trộn nước với lửa: vui ít, buồn nhiều, mừng ít, tủi nhiều, hoan ca ít, bi ca nhiều, tha thiết ít, nghẹn ngào nhiều, bâng khuâng ít, đau đáu nhiều, tự sự ít, ai oán nhiều, mê say ít, thở than nhiều,... "

 Van Cao sáng tác ca khúc này vào mùa xuân năm bính thìn  (1976),
      người con trai thứ của nhạc sĩ Văn Cao, nhà thơ Nghiêm Bằng kể sơ qua về sự ra đời của  "Mùa xuân đầu tiên” :
“Đó là một đêm vào giữa tháng 12-1975. Chúng tôi đang sống với cha mẹ trong ngôi nhà số 108 Yết Kiêu. Mùa đông Hà Nội rét tê tái. Cha tôi đã từ lâu rồi không đàn. Vậy mà trong đêm ấy, tôi nghe có tiếng chân nhè nhẹ lần từng bước từ phòng trong ra gần chiếc đàn piano – đối diện với chiếc đi văng tôi đang ngủ.
Một giai điệu khe khẽ vang lên, nó được đàn bởi một bàn tay phải. Cũng phải nói thêm là cha tôi đã đàn trên chiếc đàn vốn được Hội Nhạc sĩ VN cho thuê lại với giá 7 đồng rưỡi một tháng (lương tôi hồi đó là 63 đồng, còn tiền thuê nhà là 15 đồng); từ ngày kỷ niệm 30 năm Tiến quân ca (1974), chiếc đàn mới được tặng hẳn cho cha tôi thì cha lại rất ít có dịp dùng đến.
Bài hát đã được báo Sài Gòn Giải Phóng số năm mới 1-1-1976 in trang trọng ở bìa 4 và thu thanh ngay sau đó, được phát trên sóng Đài Tiếng nói VN, nếu tôi không nhầm thì do ca sĩ Trần Khánh và đoàn ca nhạc Đài Tiếng nói VN trình bày. Bài hát được phát khoảng mươi lần trong chừng một tháng (hồi ấy ca khúc được truyền bá chủ yếu qua sóng phát thanh), rồi không hiểu sao lặng lẽ chìm đi, như thể bị quên lãng.
Như mọi lần, trong suốt mấy chục năm, cha không tỏ ra bực bội gì, chỉ hơi buồn thôi. Cha tôi nói chắc chắn bài hát sẽ có ngày được hát lại và mọi người sẽ yêu nó. Và như mọi lần, cha tôi lại đúng. Chỉ có điều lúc đó cha tôi không còn nữa. Khi bài hát lần đầu tiên được phát trên sóng truyền hình Việt Nam năm 2000, cha tôi đã mất được năm năm.”
Nhà thơ NGHIÊM BẰNG
THU HÀ ghi

Đúng vậy, rất nhiều người yêu thích bài hát này trong đó có tôi, nhưng có điều lạ là tôi chỉ thích mở bài hát này khi có một mình và trong khi nghe, tôi cảm thấy như được xem lại một cuốn phim về một thời đã qua của đất nước và của cuộc đời...
Tháng 7 năm 1995, khi Văn Cao mất, và cả bây giờ nữa, khi đang viết những dòng này, nước mắt tôi vẫn không ngừng tuôn rơi trên bàn phím.
Với tôi và tôi nghĩ là rất nhiều người nữa, VĂN CAO mãi mãi là một tượng đài sững sững trong trái tim.

_chúc bạn học tốt_

@born to the boss

Câu hỏi trong lớp Xem thêm