Con biết là hằng năm khi bắt đầu khai giảng nhà trường thường cho các lớp thả bóng bay lên trời. Sau những thông tin con tìm thấy được thì bóng bay được làm từ nylon tức là từ nhựa và khi thả bóng bay lên thì các chú chim hoặc các động vật khác khi nuốt vào nó có thể bị chặn đường ruột và có thể dẫn đến chết đói. Còn khi bóng bay rơi xuống đất hoặc biển thì những chú rùa biển và loài sinh vật biển khác được biết là đã bị nhầm lẫn giữa bóng bay và sứa biển. Ruy – băng và dây buộc bóng có thể khiến chúng mắc kẹt và dẫn tới cái chết. Vậy nên bây giờ con nghĩ rằng trường mình có thể đừng thả bóng bay vào hôm khai giảng hoặc hạn chế số lượng bóng bay, có được không ạ? Con chỉ muốn gửi thông điệp: “Thả bóng bay lên trời, bay cao ước mơ của các học sinh – giết ước mơ của bao chú chim và rùa biển.”Tác hại của việc thả bóng bay lên trời mà Nguyệt Linh đã viết trong thư là gì? Câu 2: giải thích công dụng của dấu hai chấm trong câu “Con chỉ muốn gửi thông điệp: Thả bóng bay lên trời, bay cao ước mơ của các học sinh – giết ước mơ của bao chú chim và rùa biển.” Câu 3: Suy nghĩ của em (viết khoảng 03 dòng) về thông điệp cuối thư “Thả bóng bay lên trời, bay cao ước mơ của học sinh – giết ước mơ của bao chú chim và rùa biển” Câu 4: Từ thông điệp của bức tranh trên, em hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về tác hại của rác thải nhựa đối với môi trường sống hiện nay.

1 câu trả lời

2,

Công dụng của dấu hai chấm trong câu này đó là dẫn trực tiếp thông điệp của bạn Nguyệt Linh đó là việc thả bóng bay lên trời dù là biểu tượng của ước mơ học sinh bay cao nhưng nó sẽ gây hại cho các loài sinh vật khác

3,

Theo em, đây là thông điệp vô cùng nhân văn trong hành trình bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài sinh vật khác đến từ một bạn học sinh nhỏ tuổi. Và em cũng hoàn toàn đồng ý với bạn. Những trái bóng được thả lên cho dù đem ước mơ của học sinh bay cao nhưng nó lại gây hại cho môi trường, cho các loài sinh vật khác. Vậy nên, thông điệp ấy chính là thông điệp hành động và bảo vệ vì môi trường của bạn Nguyệt Linh

4,

Ngày nay, bao bì ni lông và chế phẩm từ nhựa vẫn được coi là một vật liệu không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của con người. Tuy nhiên, việc sử dụng chúng đem đến rất nhiều tác hại ghê gớm cho môi trường xung quanh cũng như cho chính cuộc sống của con người. Bên cạnh đó, những vật dụng nhựa như cốc nhựa dùng 1 lần, ống hút nhựa,... cũng được sử dụng tràn lan và khó kiểm soát được lượng khổng lồ mà chúng thải ra ngoài môi trường. Nhưng điều đáng nói đó là việc sử dụng túi ni lông và các sản phẩm từ nhựa này chỉ kéo dài khoảng dăm ba phút là bị con người vứt ra môi trường. Nếu như thời gian sử dụng chỉ khoảng dăm ba phút thì thời gian mà những sản phẩm đó ở lại môi trường khoảng vài trăm triệu năm do chất liệu plastic cực kỳ khó phân rã. Những số liệu biết nói cho thấy hàng ngày, riêng Hà Nội đã có khoảng 7 triệu tấn rác thải nhựa được thải ra chờ xử lý trong vô vọng. Toàn bộ rác thải đó sẽ gây ra những tác hại nhất định cho chính cuộc sống con người. Rác thải nhựa không chỉ gây ô nhiễm do chẳng thể phân giải nhanh chóng mà còn gây tắc cống khi chúng mắc ở những cống thoát nước ở hệ thống. Hàng ngày, con người thải ra biển khoảng hàng tấn rác thải nhựa. Những hạt vi nhựa gây chết sinh vật biển, làm cho hàng triệu sinh vật biển chết dần chết mòn do chúng ăn phải rác thải nhựa không thể tiêu hóa. Chắc hẳn chúng ta đều nghe câu chuyện chú cá nhà táng bị thương rất nặng trôi dạt vào bờ và trong ruột của cá nhà táng là hàng nghìn tạ rác thải nhựa. Con số kinh khủng làm sao! Chẳng những thế, đối với chính con người, vật liệu nhựa không hề tốt cho đựng những thực phẩm sống. Khí đốt những túi nhựa còn có thể gây đột biến di truyền cho người hít phải. Chính vì vậy, giải pháp cho việc này cần đến từ chính ý thức con người. Hiện nay VN cũng đang có những biện pháp thiết thực trong việc giảm thiểu rác thải nhựa. Nhưng quan trọng nhất có lẽ vẫn chính là ý thức của người dân trong việc chung ta bảo vệ môi trường của mình. Tóm lại, việc sử dụng bao bì ni lông và vật liệu nhựa gây nên tác động ghê gớm cho môi trường. Chúng ta cần chung tay có trách nhiệm hơn với cuộc sống bằng việc giảm thiểu rác thải nhựa ra ngoài môi trường.