có ý kiến cho rằng : " hai nguồn cảm hứng tạo nên thi phẩm ông đồ là lòng thương người và niềm hoài cổ " . Suy nghĩ của em về nhận định trên

2 câu trả lời

Bạn tham khảo dàn ý nhé

Mở bài:
Giới thiệu về nhà thơ Vũ Đình Liên và bài thơ ông đồ
Dẫn nhận định
2. Thân bài: Hai nguồn cảm hứng lớn nhất của người là lòng thương người và niềm hoài cổ
+ Lòng thương người: Là tình cảm yêu thương, đồng cảm, xẻ chia, thấu hiểu với những bất hạnh của người. Đây là nguồn cảm hứng lớn của thi ca, bởi những gì là văn, là thơ, là nghệ thuật đích thực bao giờ cũng là nghệ thuật vì con người.
+ Tình hoài cổ: Là nỗi niềm nhớ tiếc quá khứ , những dĩ vãng xa xưa nay chỉ còn trong kí ức, trong kỷ niệm.
- Bài thơ kiệt tác: là tác phẩm thơ hết sức đặc sắc, đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật
b. Chứng minh:
* Nội dung 1: Trước hết, "Ông đồ" là bài thơ dạt dào tình thương.
- Hai khổ thơ đầu là niềm hân hoan của nhà thơ trước niềm vui của ông đồ trong những ngày đắt khách
- Hai khổ thơ tiếp theo lài nỗi buồn thương cảm sâu sắc của nhà thơ trước cảnh ông đồ trong những ngày vắng khách.
- Khổ thơ cuối là nỗi niềm đau đớn xót xa, thảng thốt, ân hận khi thấy ông đồ vắng bóng hẳn trong cuộc đời.
* Nội dung 2: Bài thơ không chỉ mang nặng nỗi lòng thương người mà còn thể hiện tình hoài cổ. Trong bài thơ chữ “thương” đã quá rõ, còn chữ “hoài thì sao? Hoài là nhớ, Vũ Đình nhớ vẻ huy hoàng một thờ của chữ Nho và đạo Nho.
- Nỗi niềm hoài cổ trong “Ông đồ” đâu chỉ là nỗi buồn vì chữ Nho, Đao Nho mất gốc rễ, mà còn là nỗi nhớ tiếc một nét đẹp văn hóa tàn tụi trước văn minh Âu hóa: Thú chơi chữ, chơi câu đố ngày tết.
* Nghệ thuật: ngưồn cảm hứng về lòng thương người và niềm hoài cổ trong bài thơ Ông đồ đã được thể hiện qua hình thức nghệ thuật độc đáo và đặc săc:
- Thể thơ ngũ ngôn (năm chữ)
- Toàn bài thơ có giọng điệu chủ âm là trầm lắng, ngậm ngùi.
- Kết cấu bài thơ giản dị mà chặt chẽ:
- Hình ảnh thơ giản dị nhưng hàm súc, không mới mẻ nhưng gợi cảm:
* Bàn luận:
- Thơ vốn hàm súc nhưng đạt đến độ như “Ông đồ” thì thật đáng phục. Giữa cái thời lí tưởng tràn bờ, khuôn khổ lung lay, nhà thơ mới Vũ Đình Liên đã chọn cho mình thể thơ năm chữ, thả dài bốn khổ. Chỉ một trăm chữ, không cầu kì, cũng không tân kì mà “Ông đồ” ra đời từng câu, từng câu… thong thả như hoa quỳnh nở. Từng nét nhụy uốn cong xòe ra tỏa hương…buồn mà nhớ, da diết nhớ. Kết tinh của hai nguồn thi hứng "Ông đồ" xứng đáng một kiệt tác. Hoài Thanh quả đã không hề sai khi nói về Vũ Đình Liên và "Ông đồ" trong "Thi nhân Việt Nam" như vậy... Bài thơ khiến bao bạn đọc phải rơi nước mắt cho một số phận, một dấu tích văn hóa lụi tàn, nhưng đồng thời lại thấy chút xót xa ân hận vì chính mình đã từng hắt hủi đạo Nho. May thay, thư pháp Hán tự đang được khôi phục lại nhờ những con người đầy nhiệt huyết. Trong đó, hẳn có không ít người từng là độc giả của "Ông đồ".

I, MB: Giới thiệu VĐNL

II, TB 

 1, Lòng thương người: phân tích khổ thơ 2

- Ông đồ, cái di tích tiều tụy, đnags thương của một thời tàn trở thành đề tài trong thơ ông

- Lòng yêu mến, kính trọng 1 tài năng đã bắt đầu rơi vào quên lãng

+ Hình ảnh ông đồ già, mực tàu, giấy đỏ đã có phần xa lạ với phố phường đong đúc, nhộn nhịp, vui tươi. 

+ Sự thán phục của tác giả trước tài năng, nét chữ uyển chuyển, mềm mại của ông đồ

-> Ông đồ-hình bóng tượng trung cho giai cấp kẻ sĩ, từ trên chót vót của thứ bậc xã hội rơi xuống lề đường. Chữ thánh hiền một thời được trân trọng, chỉ tặng mà không bán, giờ đây lại trở thành món hàng.Đây không phải những ngày huy hoàng của ông đồ mà đã là những ngày ông đồ trở thnahf di tích, bắt đầu đi vào tàn tạ

*   Sự cảm thông, xót thương trước di tíchtiều tụy đã đi vào thời tàn tạ: K3,4

- Khổ 3: Những người cuối cùng trân trọng tài nghệ của ông đồ cũng không còn nữa. Từ đó, thể hiện sự xót xa, đau đớn của tác giả

- Khổ 4: Ông đồ cô đơn, lạc lõng giữa đất trời

2. Niềm hoài cổ: khổ thơ cuối

=> Từ lòng thương một ông đồ rất cụ thể thành nỗi niềm tiếc nhớ, thương xót cho cae 1 lớp người, một nền Nho học hưng thịnh, những giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc

III, KB

*Bài viết

Nếu như Thế Lữ dùng thơ để khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước, thì Vũ Đình Liên lại gợi nhớ về một nét đẹp văn hoá cổ truyền đã mai một, chỉ còn lại nỗi đau khôn nguôi trong lòng người khi nhớ về cảnh cũ. Ông đồ thể hiện thật cảm động những tình cảm đó. Nhận xét về tác phẩm, có ý kiến cho rằng "Hai nguồn cảm hứng tạo nên thi phẩm ông đồ là lòng thương người và niềm hoài cổ ".

Trước hết, đén với bài thơ, ta bắt gặp tình cảm của nhà thơ, lòng thương với những lớp người như ông đồ. Cảm hứng thương người của VĐL là thương cảnh đời của những kẻ đói rét, những người đàn bà sa cơ, những em bé mồ côi nức nở trong cơn mê Tôi muốn nguồn thơ muôn năm không hết/ Để ru ca nỗi đau khổ khôn cùng. (Hối hận).Ông đồ, cái di tích tiều tụy, đáng thương của một thời tàn trở thành đề tài trong thơ ông. Lòng yêu mến, kính trọng 1 tài năng đã bắt đầu rơi vào quên lãng được nhà thơ thể hiện qua từng câu, từng chữ. Đó là lời ngợi ca về tài năg của ông đồ: 

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài:
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay”

Ông đồ với mực tàu giấy đỏ đã trở thành một hình ảnh thân thuộc, là một phần không thể thiếu tạo nên nét đẹp văn hóa cổ truyền của ngày Tết. Hình ảnh ông đồ đã ăn sâu vào tâm thức người Việt. Ở khổ 1, ta thấy hoa và người đồng hiện, soi chiếu, tôn vinh nhau. Mỗi dịp đào nở hoa trước đất trời mùa xuân là mỗi dịp ông đồ trổ tài hoa trước công chúng. Sắc hoa đào rực rỡ hòa với sắc thắm tươi của tờ giấy đỏ. Nếu hoa đào làm cho cảnh sắc mùa xuân thêm rực rỡ, tươi tắn thì ông đồ cùng với mực tàu giấy đỏ lại như một nén hương trầm làm mùa xuân thêm thiêng liêng, ấm cúng. Ông đồ tài hoa: được thể hiện qua biện pháp so sánh và thành ngữ: Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay. Nét chữ - nét người, nét chữ rồng bay phượng múa - hồn người bay bổng phóng khoáng. Ông đồ là một nghệ sĩ có tài hoa và có tâm hồn. Những chữ của ông trở thành những họa phẩm của nghệ thuật thư pháp. Ông đồ là một hình ảnh trung tâm làm nên nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc được mọi người mến mộ. Ở đây, ta thấy sự hòa hợp giữa hoa đào - ông đồ - công chúng cũng chính là sự hòa hợp giữa thiên nhiên - con người - thời thế. Đoạn thơ đã tái hiện một nét đẹp văn hoá, một thú chơi tao nhã mà thanh lịch.  Ẩn đằng sau câu chữ là sự quý trọng ông đồ, quý trọng một nếp sống văn hoá của dân tộc.

Thời thế đổi thay, hoàn cảnh thay đổi, ông đò dường như chìm vào quê lãng. Đến đây, sự cảm thông, xót thương trước di tíchtiều tụy đã đi vào thời tàn tạ của tác giả trào ra qua từng vần thơ: 

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...

Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay

Hình ảnh ông đồ khi thất thế trong 2 khổ thơ đã gợi lên biết bao cảm xúc trong lòng người đọc. Nếu như trước đây, người thuê ông đồ viết chữ nhiều là thế, họ kính trọng ngưỡng mộ ông như thế nhưng hiện tại, họ lại đi đâu hết. Họ vẫn ở đó, vẫn xuất hiện trong cuộc sống thường nhật  nhưng sự xâm nhập của văn hóa phương Tây đã làm những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc bị mai một.  Số người còn chút mến yêu và kính trọng chữ nho giờ cũng mỗi năm mỗi vắng, khách quen cũng tan tác mỗi người một ngả. "Người thuê viết nay đâu" đây là một câu hỏi tu từ chứa đựng băn khoăn cũng như nỗi buồn của tác giả trước sự thay đổi của con người, mùa xuân vẫn đẹp như thế, nhưng con người nay đã không còn quan tâm đến nét đẹp văn hóa xưa.Giấy đỏ cũng biết buồn nên đã chẳng còn thắm, màu giấy đã phôi phai đi rồi nhạt dần, thỏi mực đã mài nhưng không được dùng đến nay cũng đọng lại trong nghiên. Biện pháp nhân hóa đã thể hiện tâm trạng u uất của ông đồ và cũng là sự xót xa, thương cảm của nhà thơ.Ông  đồ vẫn như năm nào, trung thành với cây bút "vẫn ngồi đấy" chỉ có điều rằng nhân tình đã đổi thay, không còn ai chú ý đến ông thậm chí phớt lờ sự tồn tại của ông. Cộng hưởng vào nỗi sầu thảm này là cảnh mưa phùn gió bấc. Là mưa của đất trời giăng giăng hay là nỗi giá rét và buốt lặng trong tâm hồn con người. Khung cảnh quanh ông đồ cũng chứa đựng nỗi buồn "lá vàng rơi trên giấy/ngoài trời mưa bụi bay" nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, cảnh vật mùa xuân cũng trở nên tàn tạ, buồn theo nỗi buồn của con người, quả là "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Qua hai khổ thơ nói riêng cũng như cả bài thơ nói chung,  tác giả thể hiện nỗi niềm xót thương đối với ông đồ cũng như niềm tiếc nuối cho sự mất đi của một nền văn hóa dân tộc.

Như vậy, ông đồ-hình bóng tượng trung cho giai cấp kẻ sĩ, từ trên chót vót của thứ bậc xã hội rơi xuống lề đường. Chữ thánh hiền một thời được trân trọng, chỉ tặng mà không bán, giờ đây lại trở thành món hàng.Đây không phải những ngày huy hoàng của ông đồ mà đã là những ngày ông đồ trở thnahf di tích, bắt đầu đi vào tàn tạ.

Không những thế, làm nên thi phẩm còn là nièm hoài cổ của nhà thơ Vũ Đình Liên. Vũ Đình Liên cảm nhận ngày xưa qua sự nuối tiếc những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc đang bị nhạt phai “nay biết tìm đâu” (Hồn xưa), những văn miếu cổ “rêu phủ lối mòn” (Văn miếu cổ) hay nàng Mỵ Ê cô đơn giữa “cảnh điêu tàn nước non Chiêm”. Lòng ta là hàng thành quách cũ/ Tự ngàn năm bỗng vẳng tiếng loa xưa. Đến Ông đồ:

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

Khổ cuối bài thơ đã cho thấy nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của nhà thơ đối với cảnh cũ người xưa gắn liền với một nét đẹp văn hóa cổ truyền dân tộc. Hoa đào vẫn nở, Tết vẫn đến, quy luật thiên nhiên vẫn tuần hoàn, nhưng người thì không thấy nữa: "Không thấy ông đồ xưa". Kết cấu đầu cuối tương ứng, Tứ thơ cảnh cũ còn đó, người xưa ở đâu và hình ảnh "người muôn năm cũ" gợi lên trong lòng người đọc niềm hụt hẫng, cảm thương, tiếc nuối vô hạn. Ông đồ xưa không phải là cụm từ thay thế ông đồ già. Già là khái niệm về tuổi tác, xưa là khái niệm về thời gian, giữa hai tên gọi đó là cả một khoảng cách về thời đại. Ông đồ hoàn toàn vắng bóng, trở thành những con người của một thời quá vãng. Hai câu cuối gieo vào lòng người đọc những suy nghĩ sâu xa, thể hiện niềm tiếc nuối, xót xa của tác giả. Hồn" ở đây vừa là hồn của các nhà nho, vừa là linh hồn của nét sinh hoạt văn hoá truyền thống tốt đẹp đã từng gắn bó thân thiết với đời sống của con người Việt Nam hàng trăm nghìn năm. Câu hỏi như 1 sự khắc khoải kiếm tìm. Hỏi nhưng không phải để hỏi mà la để tự vấn để  thể hiện nỗi lòng ân hận của cả một thế hệ đã bỏ quên những giá trị văn hóa tinh thần thiêng liêng, đẹp đẽ.  Đó cũng là một khát khao gọi về những giá trị tinh thần đã bị bỏ quên. Cảm hứng hoài cổ của tác giả chính nuối tiếc những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc nay bị tàn tạ, lãng quên. Từ lòng thương một ông đồ rất cụ thể thành nỗi niềm tiếc nhớ, thương xót cho cae 1 lớp người, một nền Nho học hưng thịnh, những giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc.

Giá trị nhân văn của tác phẩm ở chỗ góp phần vừa khẳng định giá trị vĩnh hằng của nét đẹp văn hóa dân tộc vừa như lời tự vấn, là nỗi ân hận của thế hệ sau vì đã vô tình quên lãng nó. Những câu thơ vang lên như tiếng gọi hồn, chiêu tuyết những ông đồ.  Đó cũng chính là tinh thần dân tộc và tấm lòng yêu nước kín đáo.


 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

II. Choose the word or phrase that best completes each unfinished sentence below. 6. Radioactive pollution is increasing the increased use of radioactivity. A. as B. since C. because of D. because 7. Do you think there would be less conflict in the world if all people the same language? A. spoke B. speak C. had spoken D. will speak 8. Unless you all of my questions, I can’t do anything to help you. A. answered B. answer C. would answer D. are answering 9. Singapore is famous for its …………. streets and green trees. A. cleanliness B. cleanly C. cleaning D. clean 10. If someone into the store, smile and say, “May I help you?” A. comes B. came C. come D. should come 11. It was said that the fish died a powerful toxin in the sea water. A. because of B. because C. since D. as a result 12. “Here’s my phone number”. “Thanks. I’ll give you a call if I some help tomorrow” A. will need B. need C. would need D. needed 13. is the festival celebrated? – Every year. A. When B. How often C. How D. What 14. The death rate would decrease if hygienic conditions improved. A. was B. is C. were D. had been 15. On Christmas Eve, most big cities, especially London are _______ with coloured lights across the streets and enormous Christmas trees. A. decorated B. hang C. put D. made 16. If she him, she would be very happy. A. would meet B. will meet C. met D. should meet 17. Nga is a beautiful girl; ______ , she’s kind - hearted. A. therefore B. however C. moreover D. otherwise 18. If I had enough money, I abroad to improve my English. A. will go B. would go C. went D. should have go to 19. She has read interesting book. A. a B. an C. the D. Ø 20. If it convenient, let’s go out for a drink tonight. A. be B. is C. was D. were

9 lượt xem
1 đáp án
12 giờ trước