cơ sở hình thành và đời sống kinh tế của các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây
2 câu trả lời
Phương Đông:
- Cuối thiên niên kỉ thứ 4 đến đầu thiên niên kỉ thứ 3 trc CN, hình thành các quốc gia cổ đại ở ven sông
- Các quốc gia cổ đại phương Đông: Trung Quốc, Ấn Độ, Lưỡng Hà, Ai Cập
- Phù sa màu mỡ-thuận lợi trồng lúa nước
Phương Tây:
- Vào thiên niên kỉ thứ 1 trước CN hình thành 2 quốc gia: Rô-ma, Hi Lạp trên bán đảo Ban căng và I-ta-li-a
- Địa hình không thuận lợi cho nghề nông
- Phát triển nghề thủ công nghiệp, buôn bán
PHƯƠNG TÂY
* Điều kiện tự nhiên:
- Đất đai ở đây không thuận lợi cho việc trồng lúa. Cư dân ở Hi Lạp và Rô-ma phải trồng thêm các loại cây lưu niên như nho, ô liu.
* Điều kiện kinh tế:
- Các nghề thủ công như luyện kim, làm đồ mỹ nghệ, đồ gốm, nấu rượu nho, làm dầu ô liu ... phát triển.
- Thương nghiệp, nhất là ngoại thương, rất phát triển. Người Hi Lạo và Rô-ma mang các sản phẩm thủ công và rượu nho, dầu ô liu sang tận Lưỡng Hà, Ai Cập bán rồi mua về lúa mì và súc vật.
* Thời gian hình thành: thiên niên kỉ I TCN
* Các quốc gia: Hi Lạp và Rô-ma.
PHƯƠNG ĐÔNG
* Điều kiện tự nhiên: Đất ven sông vừa màu mỡ, vừa dễ trồng trọt. Nghề nông trồng lúa ngày càng phát triển và trở thành ngành kinh tế chính. Người ta cũng biết làm thủy lợi, đắp đê ngăn lũ, đào kênh, máng dẫn nước vào ruộng. Nhờ thế, con người có thể thu hoạch lúa ổn định hằng năm. Lúa gạo ngày càng nhiều.
* Điều kiện xã hội: bắt đầu xuất hiện kẻ giàu, người nghèo. Nhà nước ra đời.
=> Từ cuối thiên niên kỉ IV đến đầu thiên niên kỉ III TCN, những quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên đã hình thành ở Ai Cập, vùng Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc ngày nay. Đây là những quốc gia xuất hiện sớm nhất trong lịch sử loài người.