Có một lần, tại một trường trung học, ngài hiệu trưởng đến gặp các em học sinh để nói chuyện. Trong khi nói, ông giơ lên cho các em thấy một tờ giấy trắng, trên đó có một chấm tròn đen ở một góc nhỏ và hỏi: - Các em có thấy đây là gì không? Tức thì cả hội trường vang lên: - Đó là một dấu chấm. Ngài hiệu trưởng hỏi lại: - Thế không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư? Ngài kết luận: - Thế đấy con người luôn luôn chú ý đến những lỗi nhỏ nhặt mà quên đi tất cả những phẩm chất tốt đẹp còn lại. Khi phải đánh giá một sự việc hay là một con người, thầy mong các em sẽ chú ý đến tờ giấy trắng nhiều hơn là những vết bẩn có trên nó. (Tờ giấy trắng - Quà tặng cuộc sống) Hãy viết bài văn nghị luận xã hội (khoảng 500 từ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa câu chuyện trên.
2 câu trả lời
1. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận thông qua câu chuyện.
2. Thân bài:
a. Giải thích ý nghĩa câu chuyện:
+ Câu chuyện về một tờ giấy trắng không hoàn hảo vìcó một dấu chấm đen nhỏ. Câu chuyện đem lại bàihọc sâu sắc về cách đánh giá và nhìn nhận một con người.
+ Con người trong cuộc sống không ai là hoàn hảo. Vìthế, khi nhìn nhận đánh giá một con người phải nhìnnhận ở nhiều phương diện:
bề nổi, bề sâu, nhất là những mặt tốt mang tính cănbản.
- Phải nhìn cuộc sống bằng tình thương, sự bao dung.
b. Bình luận:
+ Trong cuộc sống, con người luôn phải hoạt động vàgiao tiếp. Quá trình hoạt động và giao tiếp đó, ngườita khó tránh khỏi những sai lầm vì một lí do nào đó. (Dẫn chứng).
+ Khi phê bình hay đánh giá một con người hay mộtsự việc nào đó, ta không nên chỉ nhìn một cách phiếndiện, hời hợt, chỉ nhằm vào những sai lầm mà họ vôtình mắc phải, mà phải nhìn một cách toàn diện, nhìnbằng đôi mắt của tình thương và lòng vị tha,”cố tìm đểhiểu”những mặt tốt đẹp ẩn sâu trong con người. (Dẫnchứng)
+ Cách nhìn nhận đa chiều bằng đôi mắt của tìnhthương và sự bao dung sẽ tích cực giúp con người thứctỉnh, giác ngộ. (Dẫn chứng)
c. Đánh giá, mở rộng vấn đề:
+ Câu chuyện ngắn gọn nhưng đem đến cho ta bài họcnhân sinh sâu sắc về cách nhìn nhận đánh giá về con người và cuộc đời bằng đôi mắt của tình thương, baodung.
+ Phê phán những kẻ sống ích kỷ, thiếu thiện chí khi nhìn nhận đánh giá người khác.
+ Phê phán người khác thì trước hết bản thân mìnhphải là người có đạo đức, nhân cách; biết đánh giáđúng lúc, đúng chỗ.
+ Đánh giá bằng sự bao dung độ lượng không có nghĩalà thỏa hiệp với cái sai, cái xấu. Trước cái ác, cái xấucần có thái độ đấu tranh nghiêm túc, triệt để.
3. Kết bài:
- Khẳng định ý nghĩa của câu chuyện.
- Liên hệ mở rộng.
Câu chuyện tờ giấy trắng đánh thức ở con người thái độ sống tích cực, giàu tình yêu thương. Trước hết, ta cần hiểu thế nào là thái độ sống tích cực. Sống tích cực là tư duy theo chiều hướng lạc quan, tin tưởng và nhìn nhận mọi thứ, mọi vấn đề theo chiều hướng tốt đẹp, tìm cách giải quyết vấn đề theo hướng thuận lợi nhất. Nói tóm lại, người sống tích cực là người dũng cảm, dám đối đầu với thử thách và không dễ bỏ cuộc. Thật không khó để có thể thấy những biểu hiệu cụ thể, sinh động của thái độ sống tích cực trong cuộc sống. Đó là những người sống lạc quan,không nản khi gặp khó. Người lạc quan là những người luôn vui vẻ, biết tìm niềm vui, niềm hạnh phúc cho cuộc sống, luôn yêu đời và thấy cuộc đời đáng sống. Có lẽ không ai là chưa nghe nhắc đến vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh trong gian khó vẫn giữ thái độ tích cực, lạc quan, luôn hướng về phía trước với mục tiêu giải phóng dân tộc. Hay các bệnh nhân bị ung thư vẫn suy nghĩ tích cực, sống trọn vẹn với từng phút giây của cuộc sống, mang lại nhiều điều tốt đẹp cho cuộc đời. Quả thật thái độ sống tích cực có một vai trò quan trọng trong cuộc sống. Thật khó có thể tưởng tượng ra cuộc sống sẽ thế nào khi không có suy nghĩ tích cực, tình yêu thương. Với cá nhân, người có thái độ sống tích cực cơ hội thành công trong cuộc sống sẽ cao hơn đồng nghĩa với việc tạo dựng được những thành quả từ chính sức lực, trí tuệ, lối sống của mình. Những giá trị vật chất sẽ đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của cá nhân, góp phần giúp đỡ người thân, cộng đồng. Với cộng đồng, thái độ sống tích cực của cá nhân góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, tiến bộ. Nhưng đáng buồn thay, hiện nay vẫn còn những bộ phận không nhỏ những người không có thái độ tích cực, lạc quan trong cuộc sống, luôn suy nghĩ tiêu cực, gặp chút khó khăn đã nản. Suy nghĩ tích cực cũng không có nghĩa là ảo tưởng quá về sức mạnh của bản thân mà rời xa thực tại. Chúng ta cần phê phán nghiêm khắc những lối sống tiêu cực ấy. Còn em, là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Em nhận thức rõ được tầm quan trọng của những suy nghĩ lạc quan, sẽ luôn cố gắng và tích cực trong mọi công việc. Từ đó chúng ta có thể thấy suy nghĩ tích cực có một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống.