Cô đơn thay là cảnh thân tù Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu! ( Tâm tư trong tù - Tố Hữu) a/ Những lời thơ trên gợi em nhớ tới bài thơ nào đã được học trong chương trình Ngữ văn 8? Hãy chép chính xác 6 câu thơ đầu của bài thơ đó. b/ Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của bài thơ em vừa xác định được ở câu (a). c/ Bằng một câu văn hãy ghi lại nội dung của đoạn thơ em vừa chép. d/ Trong bài thơ em vừa xác định ở trên có nhắc đến một âm thanh quen thuộc, đặc trưng của một mùa trong năm. Âm thanh đó là gì, được xuất hiện mấy lần? Chép chính xác những câu thơ có tiếng âm thanh ấy và chỉ rõ sự thay đổi tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ khi được nghe âm thanh ấy. GIúp mình với mình cần gấp:(

1 câu trả lời

Chào em, em tham khảo gợi ý:

1. Những câu thơ trên gợi cho em nhớ tới bài thơ "Khi con tu hú" của tác giả Tố Hữu. 

Chép thuộc 6 câu thơ đầu:

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần. 

Vườn râm dậy tiếng ve ngân, 

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

2. Hoàn cảnh ra đời của bài thơ:

“Khi con tu hú” sáng tác vào tháng 7/1939 tại nhà lao Thừa Phủ (Huế), khi tác giả bị bắt giam vào đây. Trước đó, ở lứa tuổi mười tám, vừa bắt gặp lí tưởng cộng sản, Tố Hữu đang hăng say hoạt động cách mạng với niềm hân hoan phơi phới, bỗng bị bắt giam trong nhà lao chật chội, ngột ngạt. Bởi vậy, tâm trạng tác giả lúc này thấy đau khổ, bức bối, khao khát được tự do. Bài thơ được sáng tác trong cảnh ngộ và tâm trạng, cảm xúc ấy.

3. Nội dung của đoạn thơ: Khổ thơ thể hiện hoài niệm thiết tha về một mùa hè thanh bình, rực rỡ.

4. Âm thanh tiếng chim tu hú xuất hiện hai lần trong bài thơ:

- Mở đầu: Khi con tu hú gọi bầy

- Kết bài: Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu

- Tiếng chim tu hú ở đầu bài thơ là tín hiệu của mùa hè. Âm thanh ấy đã đánh thức tất cả, mở ra thế giới rộn ràng, tràn đầy sức sống của mùa hè.

- Tiếng chim tu hú ở cuối bài lại khiến cho người chiến sĩ đang bị giam cầm cảm thấy hết sức đau khổ, bực bội. 

Nhưng ở cả hai câu, tiếng tu hú đều là tiếng gọi thiết tha của thế giới thanh bình ngoài kia như càng giục giã người tù thoát khỏi cảnh ngục tù để về với tự do, về với thế giới bên ngoài. 

Như vậy, âm thanh của tiếng chim tu hú vừa gợi mạch cảm xúc cho toàn bài vừa là “cái cớ” để mạch cảm xúc ấy phát triển đến cao trào, vừa tạo cho bài thơ một cấu tứ đặc biệt “đầu cuối tương ứng”. Từ âm thanh của tiếng tu hú ở đầu bài đến âm thanh của tiếng tu hú ở cuối bài cũng thể hiện sự chuyển biến trong cảm xúc, tình cảm của nhân vật trữ tình (từ hồi tưởng về cuộc sống tươi đẹp tự do đến khao khát hành động thoát khỏi sự tù túng, ngột ngạt để quay trở về với cuộc sống đó).

Câu hỏi trong lớp Xem thêm