Có ai chuyên văn không? Giúp mình với!Ọ~Ọ Thuyết minh về di tích lịch sử đền Hai Bà Trưng ở Mê Linh. P/s: Mình hứa sẽ vote 5* + cảm ơn( nếu đúng)

1 câu trả lời

Đền Hai Bà Trưng còn gọi là đền Hạ Lôi, thuộc thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. Đền thờ hai vị anh hùng dân tộc là Trưng Trắc và Trưng Nhị - những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh đổ ách thống trị của nhà Đông Hán giành lại nền độc lập dân tộc.

Theo chính sử, Hai Bà Trưng quê ở làng Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh (Hà Nội). Cha là quan Lạc tướng huyện Mê Linh nhưng mất sớm, mẹ là bà Nguyễn Thị Đoan (tên tục gọi là bà Man Thiện).Tương truyền, làng quê có nghề trồng dâu nuôi tằm, hai bà là chị em sinh đôi, bà chị có tên là Trưng Trắc, em gái có tên Trưng Nhị. Hai bà được mẹ mời thầy giỏi trực tiếp dậy bảo nên khi lớn đều văn võ song toàn, có lòng thương dân và ý chí tự lập. Năm mười chín tuổi, bà Trưng Trắc kết hôn với ông Thi Sách, con quan Lạc tướng thành Chu Diên (vùng Sơn Tây ngày nay) cũng là người có ý chí chống giặc Hán đô hộ.

Thời kỳ đó, nước ta bị nhà Hán đô hộ với chính sách thống trị vô cùng tàn bạo. Một năm sau khi ông Thi Sách chồng bà Trưng Trắc bị viên quan Thái Thú nhà Hán là Tô Định giết, nhân dân sống trong cảnh cùng cực. Căm thù giặc, hận kẻ thù giết chồng, ngày 6 tháng Giêng năm Canh Tý (40 sau CN), Bà Trưng Trắc cùng em gái Trưng Nhị dựng cờ khởi nghĩa. Được quân dân khắp nơi ủng hộ, cuộc khởi nghĩa chỉ sau một thời gian ngắn đã chiếm lại toàn bộ 65 huyện, thành - là lãnh thổ nước Việt ngày đó, giang sơn thu về một mối. (Tòa tam chính điện đền thờ Hai Bà Trưng)

Sau khi hai bà mất, nhân dân trong nước tôn kính lập đền thờ hai bà và các tướng lĩnh giỏi (phần lớn là nữ tướng) ở nhiều nơi. Đền thờ Hai Bà Trưng ở thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội có ý nghĩa quan trọng nhất bởi đây là nơi lưu lại dấu tích của Hai Bà Trưng thời thơ ấu, trưởng thành, phất cờ khởi nghĩa giành thắng lợi, xưng Vương và định đô.Phía sau đền có cây Lụa già thân rỗng, trước đây là hòm thư bí mật của đồng chí Trường Chinh, nơi chở che, hội họp của các nhà lãnh đạo tiền bối của Đảng như các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Quang Đạo...

Ngày nay, đền thờ Hai Bà Trưng được lưu giữ và tôn tạo trang hoàng với nhiều hạng mục: Cổng đền, nhà khách, nghi môn ngoại, nghi môn nội, gác trống, gác chuông, nhà tả - hữu mạc, đền thờ Hai Bà Trưng, đền thờ thân phụ - thân mẫu Hai Bà, đền thờ thân phụ, thân mẫu ông Thi Sách, đền thờ các nữ tướng triều Hai Bà Trưng, đền thờ các nam tướng triều Hai Bà Trưng, nhà bia lưu niệm Hộp thư bí mật của đồng chí Trường Chinh, hồ bán nguyệt, hồ mắt voi, suối vòi voi, hồ tắm voi, thành cổ Mê Linh… trở thành điểm du lịch tâm linh quan trọng ở huyện Mê Linh.Giờ đây Đền là nơi sinh hoạt văn hóa, tâm linh của nhân dân địa phương, qua đó những giá trị văn hóa phi vật thể đã được kết tinh và biểu hiện ở lễ hội và các trò diễn dân gian.

Đền Hai Bà Trưng còn là nơi lưu giữ nhiều di vật quý như: gỗ, đá, đồng, sứ, giấy,… Các di vật có niên đại tập trung vào triều Nguyễn như hoành phi,  hương án, đại tự, câu đối, khám, kiệu, tượng thờ…được chạm khắc công phu, tinh xảo, với các đề tài trang trí: rồng mây, hoa lá, văn triện, hổ phù…

Du khách về với Mê Linh là về với quê Hương Hai Bà Trưng – một vùng quê huyền thoại mang đậm nét truyền thống lịch sử văn hoá với những người dân cần cù, sáng tạo hăng say trên những cánh đồng hoa khởi sắc muôn màu. Cứ năm năm một lần, nhân dân trong làng lại tổ chức rước kiệu Hai Bà Trưng, kiệu Thành hoàng làng Hạ Lôi.

_____________________________________________________________________________________

tụi mình cùng tên nè! ahihi

Mà mình không biết đúng hay sai đâu nha! Nếu đúng thì nhớ vote cho mình nhá