Chương 1: 1.Nhân vật chính là ai? 2.Câu chuyện xảy ra ở đâu? 3.Nhân vật chính gặp phải vấn đề gì? 4.Điều gì xảy ra khi bắt đầu câu chuyện? 5.Nhân vật chính đã phản ứng thế nào? 6.Nhân vật chính đã giải quyết vấn đề như thế nào?TÁC PHẨM HẠ ĐỎ Chương 1,2: Nguyễn Nhật Ánh Chương 1 Mùa hè năm đó là mùa hè quê ngoại. Cuối năm lớp chín, tôi học bù đầu, người xanh như tàu lá. Ngày nào mẹ tôi cũng mua bí đỏ về nấu canh cho tôi ăn. Mẹ bảo bí đỏ bổ óc, ăn vào sẽ mau thuộc. Trước nay, tôi vốn thích món này, bí đỏ nấu với đậu phộng, thêm vài cọng rau om, ngon hết biết. Nhưng ngày nào cũng buộc phải ăn món đó, tôi đâm ngán. Hơn nữa, dù dạ dày tôi bấy giờ tuyền một màu đỏ, trí nhớ tôi vẫn chẳng khá lên chút nào. Tôi học trước quên sau, học sau quên trước. Vì vậy tôi phải học gấp đôi những đứa khá. Tối, tôi thức khuya lơ khuya lắc. Sáng, tôi dậy từ lúc trời còn tờ mờ. Mắt tôi lúc nào cũng đỏ kè. Ba tôi bảo: - Nhất định đầu thằng Chương bị hở chỗ nào đó. Chữ nghĩa đổ vô bao nhiêu rớt ra bấy nhiêu. Thế nào sang năm cũng phải hàn lại. Mẹ tôi khác ba tôi. Mẹ không phải là đàn ông. Mẹ không nỡ bông phèng trước thân hình còm nhom của tôi. Mẹ xích lại gần tôi, đưa tay nắn nắn khớp xương đang lồi ra trên vai tôi, bùi ngùi nói: - Mày học hành cách nào mà càng ngày mày càng giống con mắm vậy Chương ơi! Giọng mẹ tôi như một lời than. Tôi mỉm cười trấn an mẹ: - Mẹ đừng lo! Qua kỳ thi này, con lại mập lên cho mẹ coi! Không hiểu mẹ tôi có tin lời tôi không mà tôi thấy mắt mẹ rưng rưng. Thấy mẹ buồn, tôi cũng buồn lây. Nhưng tôi chẳng biết cách nào an ủi mẹ. Tôi đành phải nín thở nuốt trọn một tô canh bí đỏ cho mẹ vui lòng. Dù sao, công của tôi không phải là công cốc. Những ngày thức khuya dậy sớm đã không phản bội lại tôi. Kỳ thi cuối năm, tôi xếp hạng khá cao. Ba tôi hào hứng thông báo: - Sang năm ba sẽ mua cho con một chiếc xe đạp! Mẹ tôi chẳng hứa hẹn gì. Mẹ chỉ "thưởng" tôi một cái cốc lên trán: - Cha mày! Từ nay lo mà ăn ngủ lại cho lại sức nghe chưa! Ba tôi vui. Mẹ tôi vui. Nhưng tôi mới là người vui nhất. Tôi đàng hoàng chia tay với những tô canh bí đỏ mà không sợ mẹ tôi thở dài. Dù sao cũng cảm ơn mày, cơn ác mộng của tao, nhưng bây giờ thì xin tạm biệt nhé! Tôi cúi đầu nói thì thầm với trái bí cuối cùng nằm lăn lóc trong góc bếp trước khi cung tay cốc cho nó một phát. Giã từ bí đỏ, tôi giã từ luôn bút nghiên. Tôi nhét tất cả sách vở vào ngăn kéo, khóa lại. Rồi tôi lắc mạnh đầu cho chữ nghĩa rơi ra. Đầu óc thanh thản, tôi leo lên giường úp mặt vào gối ngủ vùi. Tôi ngủ ba ngày ba đêm, thỉnh thoảng thức dậy ăn qua loa để lấy sức... ngủ tiếp. Trong cơn mơ tôi thấy tôi hóa thành một chàng trai khôi ngô lực lưỡng. Tôi co tay lại, bắp thịt nổi cuồn cuộn. Tôi duỗi tay ra, bức tường trước mặt tôi thủng một lỗ to tướng. Tôi chuẩn bị ghi tên thi lực sĩ đẹp. Nhưng tôi chưa kịp đi thi thì đã thức dậy. Tôi ngồi trên giường, vừa ngáp vừa nhớ lại những hình ảnh huy hoàng trong giấc mơ, bụng cứ tiếc hùi hụi. Khi đứng chải tóc trước gương, tôi ngạc nhiên thấy tôi bỗng dưng tròn trịa hơn hẳn thường ngày. Tôi thấy mình giống hệt chàng trai tôi gặp trong mơ. Tôi vội vàng chạy xuống bếp, khoe với mẹ tôi: - Mẹ ơi, con mập ra rồi đây nè! Mẹ tôi nhún vai: - Con cũng vậy thôi, có mập ra chút nào đâu! Giọng điệu thản nhiên của mẹ tôi khiến tôi tức tối vô cùng. Tôi ấn ngón tay trỏ lên má: - Mẹ xem đây nè! Mẹ tôi nhìn thoáng qua mặt tôi rồi thở dài: - Đó không phải là mập! Con ngủ nhiều quá nên mặt sưng lên đó thôi! - Sưng dâu mà sưng! Mẹ chỉ nói! - Tôi đáp, giọng giận dỗi. Thái độ hờn lẫy của tôi khiến mẹ bật cười. Mẹ nói: - Mập là phải mập đều kìa! Tay chân con đâu có mập! Tay chân con cứ như que tăm! Tôi chạy lên đứng trước gương. Và tôi co tay lạị Tôi nhớ trong giấc mơ khi tôi co tay lại, bắp thịt nổi cuồn cuộn. Nhưng dó là trong giấc mơ. Ngoài đời không thế. Tôi trố mắt dòm vào gương và hoàn toàn thất vọng khi thấy cánh tay khẳng khiu của tôi cuồn cuộn những... gân. Mẹ tôi nói đúng. Tôi chả mập. Mặt tôi chỉ sưng lên. Và ít hôm nữa, nó sẽ xẹp xuống. Hệt như một quả bong bóng xì. Tôi chán nản, chẳng buồn ngắm nghía mình trong gương nữa. Tôi tót ra khỏi nhà chơi với mấy đứa bạn. Nhưng bạn tôi đứa nào đứa nấy tròn quay. Chơi với chúng một hồi, tôi tủi thân, bỏ về. Những ngày sau đó là những ngày tẩm bổ. Các thứ thịt và các thứ cá ngoài chợ, mẹ tôi mua gần như không sót thứ gì. Rồi mẹ tôi bắt đầu chiên, xào, kho, nướng, hấp, luộc, hầm, rô - ti, nhúng giấm, bóp chanh. Mùi hành mỡ thơm nức mũi. Ba tôi vừa ăn vừa gật gù khen ngon. Nhưng tôi lại chẳng ăn được gì. Không hiểu sao, tôi chẳng buồn ăn. Tôi nhấm nháp như mèo. Thấy tôi nhai rệu rạo, uể oải, mẹ tôi buông đũa, ngán ngẩm: - Con làm sao thế ? Tôi lắc đầu: - Con chẳng biết. Con chẳng thấy muốn ăn. Ba tôi đề nghị: - Cho nó đi đổi gió đi thôi! Mẹ quay sang ba: - Đi đâu ? - Cho nó về bên ngoại. Xuống dưới quê ở với dì Sáu vài ba tháng, họa may nó mới mập lên

1 câu trả lời

1. Nhân vật chính là : Tôi 

2. Câu chuyện xảy ra ở tại ngôi nhà nhân vật tôi đang sinh sống 

3. Nhật vật chính đã gặp phải vấn đề : - Biếng ăn , căng thẳng do thi cử 

4. Khi xảy ra câu chuyện nhân vật tôi đã phải ăn quá nhiều canh bí đỏ và có áp lực hoc tập 

5. Nhân vật chính đã : Cố gắng ngày đêm để đạt được điểm cao trước kì thi 

6. Để giải quyết chứng biếng ăn và căng thẳng sau kì thi nhân vật đã về quê chơi 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Theo lời kể của người hàng xóm thì tiếng la hét khóc lóc và ầm ĩ đó đã có từ một năm trước và gần đây trở thành nỗi ám ảnh của người xung quanh. Vậy người cha ruột có thể là kẻ đứng ngoài vô can khi đang chung sống cùng con mình nhưng lại để người tình ra tay với con đẻ? Và thực tế, việc đánh đập là một hành vi vi phạm pháp luật chứ không phải là giáo dục trẻ. Giáo dục chính là tạo môi trường cho trẻ phát triển và truyền cho trẻ các thông điệp giáo dục. Nếu môi trường sống của con “vẩn đục” bởi các toan tính của người lớn thì mọi biện pháp giáo dục đi kèm cũng không còn ý nghĩa. Hẳn là, trẻ sẽ không thể lớn lên và trưởng thành với sự thờ ơ, xem nhẹ giáo dục, không có hành động trao yêu thương của người lớn. Một nền giáo dục gia đình tối ưu chính là một môi trường gia đình đầm ấm, những người lớn tôn trọng và yêu thương lẫn nhau. Môi trường sống đó sẽ chính là khuôn đúc để những đứa trẻ lớn lên, được uốn nắn thành những con người tử tế, tôn trọng và yêu thương thế giới xung quanh và yêu chính bản thân mình. Hơn hết, ở đó có những người thân yêu của con mà không cần bạo lực hay là rao giảng đạo đức. Còn ở đây, trong môi trường vẩn đục khi người bố đẻ không bảo vệ được con mình. Một môi trường mà người thân yêu của con sẵn sàng dùng "nắm đấm" để ứng xử với nhau thì không thể đem đến cho con sự bình yên và hạnh phúc, càng không thể giúp những đứa trẻ trong môi trường đó phát triển bình thường. Tôi được biết có không ít đứa trẻ bị trầm cảm nặng khi cha mẹ ly hôn, phải sống cùng cha dượng hoặc vợ mới của bố. Với bé gái 8 tuổi bị bạo hành kia, cú sốc chứng kiến cảnh bố mẹ ly hôn, phải sống cùng và tỏ ra yêu thương người không phải mẹ mình, đó cũng là một áp lực. Sống với người mà con căm ghét, phải tỏ ra ngoan ngoãn, thậm chí yêu thương con người đó chắc chắn không phải là điều dễ dàng. Vậy với môi trường sống đáng sợ như vậy, bé gái ấy đã nhận được sự giáo dục thế nào? Ngoài ra, bạo hành liên tục về thể xác và tinh thần chính là cách mà người lớn truyền cho con thông điệp dữ dội: phải nghe lời. Thông điệp này vốn dĩ không dành cho việc giáo dục một đứa trẻ. Để con đẻ của mình sống trong môi trường thiếu lành mạnh như vậy và liên tục nhận được các thông điệp kinh hoàng, hứng chịu đòn roi, không hiểu ông bố này muốn giáo dục con kiểu gì? Rõ ràng, người cha đó chưa đảm nhận tốt trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ và nuôi dưỡng con đẻ. Thực tế, không khó hiểu khi tình trạng không ít đứa trẻ bị bỏ rơi, cô đơn trong chính nhà mình vì sự vô tâm của người lớn. Có thể rồi, người cha đó cũng sẽ bị trả giá trước pháp luật. Nhưng nhìn lại, ta cảm thấy băn khoăn, làm sao để bảo vệ những đứa trẻ? Làm sao để môi trường lớn lên của những đứa trẻ thực sự an toàn, an lành? Làm sao để cuộc sống của những đứa trẻ không bị đe dọa? Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích trên? Câu 2: Xác định các câu nghi vấn có trong đoạn trích trên? Căn cứ vào đâu để nói đó là câu nghi vấn? Câu 3: Từ đoạn trích trên em có suy nghĩ gì về “ giáo dục bằng bạo lực ”? Câu 4: Theo tác giả, một nền giáo dục tối ưu cho sự phát triển của một đứa trẻ là như thế nào? Câu 5: Nếu em bị bạo hành hoặc em thấy tình trạng bạo hành trẻ em, em sẽ làm gì?

7 lượt xem
2 đáp án
8 giờ trước