“Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên: – Ba… a… a… ba! Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan của mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên. Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc: – Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con! Ba nó bế nó lên . Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”. 1, trong đoạn văn câu nào là câu đặc biệt? câu nào là câu rút gọn 2, Nêu tình huống của văn bản chúa đoạn trính trên? tình huống đó có ý nghĩa j

2 câu trả lời

Câu 1.

`-` Câu đặc biệt :

"Ba… a… a… ba!"

"Ba!"

`->` Bộc lộ came xúc

`-` Câu rút gọn:

"Không cho ba đi nữa!"

`->` Rút gọn CN

Câu 2.

`-` Tình huống : Con gái nhận cha và bảy tỏ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải trở  lại chiến khu.

`->`  Ý nghĩa : Bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu đối với cha, tình phụ tử thiêng liêng, cao đẹp. Đồng thời, lên án chiến tranh vô nghĩa, chia cắt tình cảm gia đình.

Câu 1 :

Câu đặc biệt :

"– Ba… a… a… ba!"

"-Ba!"

Câu rút gọn (chủ ngữ) :

"Không cho ba đi nữa!"

Câu 2 :

- Tình huống : Con gái nhận cha và bảy tỏ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải trở  lại chiến khu.

- Ý nghĩa : Bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu đối với cha , tình phụ tử thiêng liêng , cao cả. Bên cạnh đó còn lên án chiến tranh vô nghĩa , chia cắt tình cảm gia đình.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu : “Không chỉ học ở trường lớp, chúng ta còn có thể học hỏi từ chính những trải nghiệm trong cuộc sống, dưới nhiều hình thức. Học là việc cả đời, chẳng bao giờ kết thúc, ngay cả khi bạn đã đạt được nhiều bằng cấp. Đối với một số người, việc học kéo dài liên tục và suốt đời, không hề có một giới hạn nào cho sự học hỏi. Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chứa những bài học rất riêng. Nhà văn Conrad Squies luôn tâm niệm: “Học hỏi giống như sự hình thành các cơ bắp trong lĩnh vực kiến thức, tạo nền tảng cho sự thông thái, khôn ngoan”. Và dĩ nhiên, để thành công trong cuộc sống, để sống bình an trong một thế giới đầy biến động như hiện nay thì bạn cần phải trải nghiệm để tích lũy kinh nghiệm sống, để nâng cao những kỹ năng làm việc của bản thân mình.” (Theo Cho đi là còn mãi – Azim Jamal & Harvey McKinnon, biên dịch : Huế Phương, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, năm 2017, tr. 67) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Xác định biện pháp tu từ so sánh trong đoạn trích. Câu 3. Em có đồng tình với quan niệm của tác giả :“Học là việc cả đời, chẳng bao giờ kết thúc, ngay cả khi bạn đã đạt được nhiều bằng cấp.” ? Vì sao? Câu 4. Em hiểu thế nào về ý kiến : “Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chứa những bài học rất riêng.”

3 lượt xem
2 đáp án
23 giờ trước