Chứng minh văn hóa Đông Nam Á chịu ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện của văn hóa Ấn Độ? (Vì sao văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện đến ĐNA)

- CM: Dùng các thành tựu văn hóa ĐNA chịu sự ảnh hưởng của Ân Độ đê CM.

-GT:

+ Nền văn hóa Ấn Độ hình thành từ rất sớm, đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trên tất cả các lĩnh vực.

+ Ấn Độ đã truyền bá nền văn hóa của mình ra bên ngoài, nhất là ĐNA và chủ yếu bằng con đường hòa bình, thân thiện.

+ Những giá trị văn hóa Ấn gần gũi với văn hóa truyền thông của cư dân ĐNA nên được tiếp nhận tự nguyện.

+ Vị trí giao thông của khu vực thuận lợi nên các giá trị văn hóa dễ xâm nhập.

2 câu trả lời

Tiếng Sankrit đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền tải. Từ chữ Sankrit, các nước Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết đặc trưng cho quốc gia mình. Không những thế, dòng chảy văn học của Đông Nam Á cũng chịu ảnh hưởng nhất định từ Ấn Độ. Điều đó thể hiện rõ nét nhất trong các tác phẩm đậm đà bản sắc dân gian như: Ramayana, Mahabharta, Jakarta, Panchatantra…

Ấn Độ được biết đến là cái nôi của một số tôn giáo lớn như: Ấn Độ giáo, Phật giáo,… Đây là ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ ra bên ngoài khu vực mạnh mẽ nhất.

Phật giáo được du nhập vào Đông Nam Á khá sớm. Nó thâm nhập vào từng quốc gia trong những thời gian không như nhau, bằng những con đường khác nhau và ảnh hưởng của nó cũng không đều nhau. Theo một số nhà nghiên cứu lịch sử, Phật giáo lần đầu tiên xuất hiện tại Đông Nam Á khoảng thế kỉ I-II đầu Công nguyên.

Nhiều người thắc mắc không biết ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ ra bên ngoài như thế nào? Nhưng bạn thấy đấy, ngoài tôn giáo, chữ viết, văn học thì nó còn len lỏi vào trong nghệ thuật kiến trúc. Thể hiện rõ qua các công trình có tính chất tôn giáo. Có thể nói hầu hết các công trình ở Đông Nam Á không làm theo kiến trúc thì cũng là để thờ một vị thần nào đó của Ấn Độ. Các mô típ điêu khắc, trang trí, kiến trúc chủ đề, các mảng phù điêu,.. mang đậm dấu ấn Ấn Độ.

Các công trình kiến trúc nơi đây rất phong phú, đa dạng và theo những hình mẫu nhất định. Ví dụ như:

  • Kiến trúc Phật giáo: có hình dạng tháp, mái vòm tròn, chiếc bát úp.
  • Kiến trúc Islam: mái tròn, cửa vòm, có hình tháp nhọn, sân rộng (Taj Mahal).
  • Kiến trúc Hindu: nhiều tầng đỉnh tháp nhọn, bên ngoài được trang trí bằng các phù điêu với nhiều hình dạng khác nhau.
  • Ngoài ra còn có một số công trình kiến trúc nổi bật như: Borobudur, Angkor Wat, Pagan, tháp Chàm..
  • Từ xa xưa, các nhà Ấn Độ đã đến Việt Nam bằng con đường biển vào đầu Công nguyên và thành lập trung tâm Phật giáo lớn nhất thời bấy giờ là Luy Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).

    Vì mới du nhập vào Việt Nam nên Phật giáo lúc này mang màu sắc Tiểu thừa Nam tông. Về sau, vào khoảng thế kỷ IV – V, lại có thêm luồng Phật giáo Đại thừa Bắc tông từ Trung Hoa du nhập.

    Do thâm nhập một cách hòa bình, cho nên, ngay từ thời Bắc thuộc, Phật giáo đã phổ biến rộng khắp. Đến thời Lý – Trần, Phật giáo Việt Nam phát triển tới mức cực thịnh. Ở Việt Nam có những di tích cho thấy rõ ràng nhất về sự tồn tại của Ấn Độ giáo là thánh địa Mỹ Sơn của quốc gia Champa cổ, một công trình kiến trúc vĩ đại còn tồn tại đến ngày nay.

Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ:

- Chữ viết các nước Thái Lan, Indonesia có chữ viết giống người Ấn

- Văn học: Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn học Ấn (Tấm Cám có nguồn gốc từ Ấn do truyền miệng đến Việt Nam)

- Tôn giáo: đạo Phật, đạo Hindu (dân tộc Chăm, Khơ – me)

- Kiến trúc: các đền, chùa của người Chăm và Khơ – me.

Tuy văn hóa Ấn Độ có ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện đến Đông Nam Á trên cơ sở tiếp thu, có chọn lọc văn hóa Ấn Độ, sáng tạo ra nền văn hóa riêng đậm đà bản sắc dân tộc mình.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm