- Chức năng của nơron và liệt kê các loại nơron - Thế nào là phản xạ và cung phản xạ - Phân biệt giữa phản xạ ở động vật với hiện tượng cảm ứng ở thực vật - Áp dụng phân tích đường đi của xung thần kinh trong cung phản xạ của 1 phản xạ cụ thể - Các phần của bộ xương và mỗi phần gồm những xương nào. - Nêu được khớp xương là gì - Chỉ ra được các loại khớp xương - So sánh tìm điểm giống và khác nhau giữa xương tay và xương chân, giải thích sự khác nhau đó - Xác định các khớp ở vị trí cụ thể trong cơ thể thuộc loại khớp nào. - Đặc điểm cấu tạo của tim - So sánh chỉ ra sự khác nhau về cấu tạo giữa các loại mạch máu và giải thích sự khác nhau đó. - Giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi - Tính toán được số nhịp tim trong 1 phút (hoặc 1 thời gian nào đó) từ chu kì tim - Tính toán được thời gian làm việc và nghỉ ngơi của các ngăn tim trong 1 hoặc 1 số chu kì tim - Chỉ ra được đặc điểm cấu tạo của dạ dày - Mô tả được các hoạt động tiêu hoá ở dạ dày và tác dụng của chúng - Sự biến đổi hoá học trong dạ dày - Giải thích vì sao niêm mạc dạ dày không bị phân huỷ bởi pepsin trong dịch vị - Các cơ, xương nào tham gia. - Tóm tắt quá trình trao đổi khí ở tế bào và ở phổi. - Giải thích cơ chế trao đổi khí ở tế bào và ở phổi. - Dung tích phổi phụ thuộc vào các yếu tố nào. - Trong 500 ml khí lưu thông trong hệ hô hấp của người trưởng thành thì có khoảng bao nhiêu ml khí nằm trong “khoảng chết” (không tham gia trao đổi khí) ? - Dung tích sống trung bình của nam giới người Việt nằm trong khoảng
2 câu trả lời
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
1. Nơron có hai chức năng cơ bản là cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh.
Căn cứ vào chức năng người ta phân biệt 3 loại nơron :
+ Nơron hướng tâm (nơron cảm giác) có thân nằm ngoài trung ương thần kinh, đảm nhiệm chức năng truyền xung thần kinh về trung ương thần kinh.
+ Nơron trung gian (nơron liên lạc) nằm trong trung thần kinh, đảm bảo liên hệ giữa các nơron.
+ Nơron li tâm (nơron vận động) có thân nằm trong trung ương thần kinh (hoặc ở hạch thần kinh sinh dưỡng), sợi trục hướng ra cơ quan phản ứng (cơ, tuyến), truyền xung thần kinh tới các cơ quan phản ứng.
2. Mọi hoạt động của cơ thể đều là phản xạ. Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm (da …) qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng (cơ, tuyến …)
3. Phân biệt phản xạ với cảm ứng ở thực vật: Phản xạ là phản ứng có sự tham gia của hệ thần kinh.
Cảm ứng ở thực vật: là những phản ứng lại kích thích của môi trường không có sự điều khiển của hệ thần kinh.
5. Bộ xương người chia làm ba phần là xương đầu (gồm các xương mặt và khối xương sọ), xương thân (gồm xương ức, xương sườn và xương sống) và xương chi (xương chi trên - tay và xương chi dưới - chân).
6. Khớp xương là một cấu trúc đặc biệt, nó có cấu tạo phức tạp, đa dạng, có nhiệm vụ nâng đỡ và hỗ trợ chuyển động linh hoạt của con người. Khớp xương hoặc bề mặt khớp là nơi kết nối các xương trong cơ thể để tạo thành một hệ thống xương tổng thể.
7. Có ba loại khớp là: khớp động như các khớp ở tay, chân; khớp bán động như khớp các đốt sống và khớp bất động như khớp ở hộp sọ.
8.
Xương tay và xương chân có các điểm giống nhau sau đây:
- Đều là xương ống.
- Xương đai vai (đai hông)
- Xương cánh tay (cẳng chân)
- Xương cổ tay (cổ chân)
- Xương bàn tay (bàn chân)
- Xương ngón tay (ngón chân)
Sự khác nhau giữa xương tay và chân gồm các điểm sau:
- Xương tay có kích thước nhỏ hơn, có các khớp xương cử động linh hoạt, xương ngón tay cái đối diện với xương các ngón còn lại. Điều này phù hợp với chức năng cầm, nắm, sử dụng các công cụ lao động.
- Xương chân có kích thước to hơn, xương gót nhô ra phía sau, xương bàn chân cong lên, có các khớp xương vững chắc. Cấu tạo này phù hợp với chức năng giúp cơ thể đứng vững, tạo dáng đứng thẳng, nâng đỡ cơ thể.
9. Khớp bất động (Synarthroses): Các khớp bất động giữa các xương của hộp sọ.
Khớp bán động (Amphiarthroses): Các đốt sống của cột sống là những ví dụ điển hình về khớp bán động.
Khớp động (Diarthroses): Đây là những khớp phổ biến nhất trong cơ thể bạn. Ví dụ bao gồm các khớp như đầu gối, háng, vai,....
10. Tim được cấu tạo thành ba lớp: thượng tâm vị, cơ tim và màng trong của tim.
- Có 3 loại mạch máu là: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.
Sự khác biệt giữa các loại mạch máu là :
- Động mạch
+ Thành mạch có 3 lớp : Mô liên kết , Mô cơ trơn dày , Biểu bì .
+ Lòng trong hẹp.
+ Động mạch chủ lớn , nhiều động mạch nhỏ .
+ Chức năng : Dẫn mấu từ tim đến các cơ quan . Với vận tốc và áp lực lớn .
-> Giải thích: Thích hợp với chức năng dẫn máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc cao, áp lực lớn.
- Tĩnh mạch :
+ Thành mạch gồm 3 lớp : Mô liên kết , Mô cơ trơn mỏng , Biểu bì .
+ Lòng trong rộng.
+ Có van một chiều .
+ Chức năng : Dẫn mấu từ khắp các tế bảo về tìm với vận tốc và áp lực nhỏ .
-> Giải thích:
Có van một chiều ở những nơi máu phải chảy ngược chiều trọng lực.
Thích hợp với chức năng dẫn máu từ khắp các tế bào của cơ thể về tim với vận tốc và áp lực nhỏ.
- Mao mạch :
+ Thành mạch có 1 lớp : Biểu bì mỏng . .
+ Lòng trong hẹp nhất
+ Nhỏ , phân thành nhiều nhánh .
+ Chức năng : Trao đổi chất với tế bào .
-> Thích hợp với chức năng toả rộng tới từng tế bào của các mô, tạo điều kiện cho trao đổi chất với các tế bào.
11. Nhờ có chu kì co dãn, hoạt động của tim và thời gian nghỉ ngơi đều đặn. Hơn nữa cấu tạo của tim khá đặc biệt và bền bỉ của cơ tim nên lượng máu cung cấp để nuôi tim luôn dồi dào. ... Chính vậy mà ta có thể khẳng định: tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi do thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
Chức năng của nơron và liệt kê các loại nơron (SGK - trang 20)
- nơron hướng tâm(nơron cảm giác) : có chức năng truyền xung thần về trung ương thần kinh
- nơron trung gian(nơron liên lạc) : chức năng liên hệ giữa các nơron
- nơron li tâm( nơron vận động) : Chức năng truyền xung thần kinh tới các cơ quan phản ứng
Thế nào là phản xạ và cung phản xạ (trang21)
- Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh.
+ Các loại nơron tạo nên một cung phản xạ
+ Các thành phần của cung phản xạ
Phân biệt giữa phản xạ ở động vật với hiện tượng cảm ứng ở thực vật
- Phân biệt phản xạ với cảm ứng ở thực vật: Phản xạ là phản ứng có sự tham gia của hệ thần kinh. - Cảm ứng ở thực vật: là những phản ứng lại kích thích của môi trường không có sự điều khiển của hệ thần kinh.
Áp dụng phân tích đường đi của xung thần kinh trong cung phản xạ của 1 phản xạ cụ thể
-Ví dụ: Khi ta nghe thấy tiếng gọi tên mình ở phía sau, ta quay đầu lại, đó là phản xạ
- Phân tích ví dụ: Âm thanh gọi tên ta kích thích vào cơ quan thụ cảm thính giác làm phát sinh xung thần kinh truyền theo dây thần kinh hướng tâm về thần kinh trung ương, từ thần kinh trung ương phát đi xung thần kinh theo dây thần kinh ly tâm tới cơ quan phản ứng làm ta quay đầu lại phía có tiếng gọi.
Các phần của bộ xương và mỗi phần gồm những xương nào.
- Bộ xương người chia làm ba phần là xương đầu (gồm các xương mặt và khối xương sọ),
xương thân (gồm xương ức, xương sườn và xương sống) và xương chi (xương chi trên - tay và xương chi dưới - chân).
Nêu được khớp xương là gì
-Khớp xương là một cấu trúc đặc biệt, nó có cấu tạo phức tạp, đa dạng, có nhiệm vụ nâng đỡ và hỗ trợ chuyển động linh hoạt của con người. Khớp xương hoặc bề mặt khớp là nơi kết nối các xương trong cơ thể để tạo thành một hệ thống xương tổng thể. Các khớp có nhiệm vụ hỗ trợ các chuyển động khác nhau của cơ thể.
Chỉ ra được các loại khớp xương
- Có ba loại khớp là: khớp động như các khớp ở tay, chân; khớp bán động như khớp các đốt sống và khớp bất động như khớp ở hộp sọ. Khớp động là loại khớp cử động dễ dàng và phổ biến nhất trong cơ thể người như khớp xương đùi và xương chày, khớp xương cánh chậu và xương đùi
So sánh tìm điểm giống và khác nhau giữa xương tay và xương chân, giải thích sự khác nhau đó
Xương tay và xương chân có các điểm giống nhau sau đây:
+Đều là xương ống.
+Xương đai vai (đai hông)
+Xương cánh tay (cẳng chân)
+Xương cổ tay (cổ chân)
+Xương bàn tay (bàn chân)
+Xương ngón tay (ngón chân)
Sự khác nhau giữa xương tay và chân gồm các điểm sau:
+Xương tay có kích thước nhỏ hơn, có các khớp xương cử động linh hoạt, xương ngón tay cái đối diện với xương các ngón còn lại. Điều này phù hợp với chức năng cầm, nắm, sử dụng các công cụ lao động.
+Xương chân có kích thước to hơn, xương gót nhô ra phía sau, xương bàn chân cong lên, có các khớp xương vững chắc. Cấu tạo này phù hợp với chức năng giúp cơ thể đứng vững, tạo dáng đứng thẳng, nâng đỡ cơ thể.
Xác định các khớp ở vị trí cụ thể trong cơ thể thuộc loại khớp nào. ( Câu này mik chịu T^T )
Đặc điểm cấu tạo của tim
- Tim được cấu tạo thành ba lớp: thượng tâm vị, cơ tim và màng trong của tim. Tim bơm máu thông qua cả hai hệ thống tuần hoàn. Máu có nồng độ oxy thấp từ hệ tuần hoàn đi vào tâm nhĩ phải từ tĩnh mạch chủ trên và dưới và đi đến tâm thất phải.
So sánh chỉ ra sự khác nhau về cấu tạo giữa các loại mạch máu và giải thích sự khác nhau đó.
-Sự khác biệt giữa 3 loại mạch máu phù hợp với các chức năng khác nhau:
+ Động mạch: Cấu tạo gồm 3 lớp (lớp áo ngoài, áo trong và áo giữa), có chức năng vận chuyển máu đến các cơ quan trong cơ thể. → Vận chuyển với áp lực cao, vận tốc lớn.
+ Mao mạch: Cấu tạo chỉ gồm 1 lớp duy nhất (lớp nội mô), nhỏ, phân nhánh nhiều → Tạo điều kiện để thực hiện quá trình trao đổi chất giữa máu và các mô xung quanh.
+ Tĩnh mạch: Cấu tạo gồm 3 lớp (lớp áo ngoài, áo trong và áo giữa), có các van một chiều → Có chức năng dẫn máu từ các cơ quan trở về tim.
Giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi
- Nhờ có chu kì co dãn, hoạt động của tim và thời gian nghỉ ngơi đều đặn. Hơn nữa cấu tạo của tim khá đặc biệt và bền bỉ của cơ tim nên lượng máu cung cấp để nuôi tim luôn dồi dào. ... Chính vậy mà ta có thể khẳng định: tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi do thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
Tính toán được số nhịp tim trong 1 phút (hoặc 1 thời gian nào đó) từ chu kì tim
(Sr vì cái này chỗ mik hong cóa học )
Tính toán được thời gian làm việc và nghỉ ngơi của các ngăn tim trong 1 hoặc 1 số chu kì tim
(Giống câu trên lun, mềnh chịu ;-;)
Chỉ ra được đặc điểm cấu tạo của dạ dày
-Dạ dày là cơ quan nằm trong hệ tiêu hóa của con người. Hình dạng của dạ dày giống như một chiếc túi lớn 2 đầu, 1 đầu được nối với thực quản và tá tràng, đầu kia được nối liền với ruột non
Mô tả được các hoạt động tiêu hoá ở dạ dày và tác dụng của chúng sự biến đổi hoá học trong dạ dày
- Trong hệ tiêu hóa của người, thức ăn đi vào miệng và việc tiêu hóa cơ học của thực phẩm bắt đầu bằng hành động nhai, và hỗ trợ làm ướt của nước bọt. Nước bọt do tuyến nước bọt tiết ra, có chứa alpha-amylase, một loại enzyme khởi động quá trình tiêu hóa tinh bột trong thực phẩm; nước bọt đồng thời chứa chất nhầy để bôi trơn thực phẩm, và hydrocacbonat để cung cấp các điều kiện lý tưởng của kiềm cho phép amylase làm việc. Sau khi trải qua quá trình nhai và tiêu hóa tinh bột, thức ăn sẽ chuyển thành dạng bột nhuyễn tròn được gọi là một bolus. Nó sẽ đi xuống theo thực quản tới dạ dày do áp lực
Giải thích vì sao niêm mạc dạ dày không bị phân huỷ bởi pepsin trong dịch vị
-Protein của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ mà không bị tiêu hóa bởi Enzim Pepsin có trong dịch vị vì:
- Pepsin được tạo ra ở dạng không hoạt động tiền enzim, được gọi là pepsinnogen, chỉ khi được tiết vào trong lòng dạ dày, dưới sự tác dụng của H+, pepsinogen mới chuyển thành pepsin ở dạng hoạt động.
- Niêm mạc dạ dày được bảo vệ bởi lớp chất nhầy, ngăn cản pepsin không tiếp xúc được với các tế bảo ở niêm mạc dạ dày, do đó không bị tiêu hóa
Các cơ, xương nào tham gia.
-Các cơ xương ở lồng ngực đã phối hợp hoạt động với nhau để làm tăng thể tích lồng ngực khi hít vào và giảm thể tích lồng ngực khi thở ra như sau:
* Làm tăng thể tích lồng ngực:
+ Cơ liên sườn ngoài co → tập hợp xương ức và xương sườn có điểm tựa linh động sẽ chuyển động đồng thời theo 2 hướng: lên trên và ra 2 bên làm lồng ngực mở rộng ra 2 bên là chủ yếu.
+ Cơ hoành co → lồng ngực mở rộng thêm về phía dưới, ép xuống khoang bụng.
* Làm giảm thể tích lồng ngực:
+ Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành không co nữa và giãn ra → làm lồng ngực thu nhỏ trở về vị trí cũ.
+ Ngoài ra còn có sự tham gia của một số cơ khác khi thở gắng sức.
Tóm tắt quá trình trao đổi khí ở tế bào và ở phổi.
- Cơ chế trao đổi khí:
Không khí khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
- Trao đổi khí ở phổi:
+ Ôxi khuếch tán từ không khí phế nang vào máu
+ Cacbonic khuếch tán từ máu vào không khí phế nang.
- Trao đổi khí ở tế bào:
+ Ôxi khuếch tán từ máu vào tế bào.
+ Cacbonic khuếch tán từ tề bào vào máu.
Giải thích cơ chế trao đổi khí ở tế bào và ở phổi.
- Nhờ hoạt động của lồng ngực với sự tham gia của các cơ hô hấp mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.
-Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của 02 từ không khí ở phế nang vào máu và của C02 từ máu vào không khí phế nang.
- Trao đổi khí ờ tế bào gồm sự khuếch tán của 02 từ máu vào tế bào của C02 từ tế bào vào máu.
-> Các khí trao đổi ở phổi và tế bào đều theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp:
+) Trao đổi khí ở phổi khí oxi từ phế bào đc chuyển đến hồng cầu và trao đổi thành cacbonic rồi trở về phế bào .
+) Còn trao đổi khí ở tế bào thì : oxi từ hồng cầu tới tế bào ở các mô cơ thể chuyển thành cacbonic Tới mao mạch
Dung tích phổi phụ thuộc vào các yếu tố nào.
-Dung tích phổi phụ thuộc dung tích lồng ngực, mà dung tích lồng ngực phụ thuộc sự phát triển của khung xương sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ tuổi phát triển sẽ không phát triển nữa. Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng co tối đa của các cơ thở ra, các cơ này cần luyện tập đều từ bé.
Trong 500 ml khí lưu thông trong hệ hô hấp của người trưởng thành thì có khoảng bao nhiêu ml khí nằm trong “khoảng chết” (không tham gia trao đổi khí) ?
- 150ml ko tham gia trao đổi khí
Dung tích sống trung bình của nam giới người Việt nằm trong khoảng
-nam giới là 3000 đến 3500 ml
Học tốt <3
cho mik xin ctlhn nhé
Ri-chan BJYXSDZ