Chủ đề 3: Khí hậu Việt Nam ( Bài 31,32) 1. Khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa 2. Đặc điểm mùa gió đông bắc và mùa gió Tây Nam 3. Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại 4. Sơ nét về tính chất phân hóa đa dạng và thất thường của khí hậu
1 câu trả lời
2. Mùa gió đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 tạo nên mùa đông lạnh mưa phùn ở miền Bắc và mùa khô nóng kéo dài ở Miền Nam
- Mùa gió Tây Nam:
+ Kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10
+ Tạo nên mùa hạ nóng ẩm có mưa to, giông bão diễn ra phổ biến trên cả nước
+ Có dạng thời tiết đặc biệt là gió Tây, mưa ngâu và bão
3. Thuận lợi: Thực hiện thâm canh, xen canh, tăng vụ, phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới
- Khó khăn:
+ Nấm mốc, sâu bệnh phát triển
+ Thiên tai( bão, lũ ) xảy ra thường xuyên
4.
a.Đa dạng:
- Khí hậu nước ta phân hóa từ Bắc vào Nam:
+ Miền khí hậu phía Bắc: có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đông ẩm ướt, mùa hè nóng và mưa nhiều
+ Miền khí hậu phía Nam: nhiệt độ quanh năm cao, mùa mưa và mùa khô tương phản sâu sắc
- Phân hóa theo chiều Đông-Tây: Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn, Đông Bắc và Tây Bắc
- Phân hóa theo độ cao: ở những miền núi cao khí hậu có sự phân hóa rõ rệt theo độ cao, điển hình nhất ở vùng núi Tây Bắc với 3 đai khí hậu: nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới núi cao
- Sự phân hóa theo mùa: mùa hạ có sự hoạt động của rõ mùa Tây Nam, mùa đông có sự hoạt động của gió mùa Đông Bắc
b. Thất thường:
- Biểu hiện:
+ Có năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm bão ít, năm bão nhiều,...
+ Mưa lớn thường do bão và áp thấp nhiệt đới gây nên, tập trung ở các tỉnh duyên hải Bắc Bộ và Trung Bộ