Cho mình hỏi nha, các bạn nào có học tính toán là tỉ số truyền dẫn i bao nhiêu vòng gì đó chưa, mình thì chưa. Nếu có, hãy cho mình biết.
2 câu trả lời
Đáp án:
Áp dụng công thức: `i=(n_2)/(n_1)=(D_1)/(D_2)=(Z_1)/(Z_2)`
Trong đó:
`+) i` là tỉ số truyền.
`+) n_2` là số vòng quay của bánh bị dẫn.
`+) n_1` là số vòng quay của bánh dẫn.
`+) D_1` là đường kính của bánh dẫn.
`+) D_2` là đường kính của bánh bị dẫn.
`+) Z_1` là số răng của bánh dẫn.
`+) Z_2` là số răng của bánh bị dẫn.
Trước khi tính toán, bạn cần phải tóm tắt được đề bài sau đó lắp ráp các đại lượng vào công thức trên.
Trong khi tính toán, sẽ áp dụng một số kiến thức của toán học như phương pháp "tích chéo chia đối diện", "giải bài toán bằng cách lập phương trình",...
Ví dụ:
Bài toán 1: (sgk/trang 101)
Tóm tắt:
`Z_1=50` răng.
`Z_2=20` răng.
Tính: `i=???`
Chi tiết nào quay nhanh hơn?
Bài giải:
Tỉ số truyền `i` là:
`i=(Z_1)/(Z_2)=50/20=5/2=2,5` (Ta sử dụng công thức tương ứng với đại lượng bài cho)
Chi tiết đĩa líp quay nhanh hơn đĩa xích. (Đĩa nào có số răng ít hơn sẽ quay nhanh hơn, `Z_1>Z_2`)
Bài toán 2:
Một bánh dẫn có đường kính `3000` mm quay với tốc độ quay `n_1`, nhờ lực ma sát bánh bị dẫn có đường kính `300` mm quay với tốc độ `30` vòng/phút. Tính:
`a.`Tốc độ quay của bánh dẫn.
`b.`Tỉ số truyền và cho biết chi tiết nào quay nhanh hơn và vì sao?
(Bạn tự làm bài này, nếu bạn không chắc chắn câu trả lời có thể hỏi mình nhé!)
`@Ham`
Công thức sau đây `:`
`i = n2 : n1 = D1 : D2 = Z1 : Z2`
Trong đó :
`i` : Tỉ số truyền ( không đơn vị )
`n2` : Tốc độ quay bánh bị dẫn ( vòng / phút )
`n1` : Tốc độ quay bánh dẫn ( vòng / phút )
`D1` : Đường kính bánh dẫn ( đơn vị tùy đề bài cho như `: m , cm , mm` )
`D2` : Đường kính bánh bị dẫn ( đơn vị tùy đề bài cho như `: m , cm , mm` )
`Z1` : Số răng bánh bị dẫn ( đơn vị răng )
`Z2` : Số răng bánh dẫn ( đơn vị răng )
--------------------------------------------------------------
Một số đề bài nó có thể cho như vầy `:`
Tính `n1 ; n2` áp dụng công thức sau `:`
`n1 = n2 : i`
`n2 = i xx n1`
Tính `D1 ; D2 :`
`D1 = D2 xx i`
`D2 = D1 : i`
Tính `Z1 ; Z2 :`
`Z1 = Z2 xx i`
`Z2 = Z1 : i`
Tính `i :`
Đề cho `D1` và `D2` thì công thức tính `i` là `: i = D1 : D2`
Đề cho `Z1` và `Z2` thì công thức tính `i` là `: i = Z1 : Z2`
Đề cho `n2` và `n1` thì công thức tính `i` là `: i = n2 : n1`
Khi đề hỏi chi tiết nào quay nhanh hơn thì `:`
`=>` Bánh nhỏ hơn đồng nghĩa với việc quay nhanh hơn , đường kính bánh lớn hơn thì quay chậm hơn và ngược lại khi hỏi bánh nào quay chậm hơn thì bánh có đường kính nhỏ hơn thì quay chậm hơn ( với đường kính )
`=>` Số răng nhiều hơn thì quay chậm hơn ( với số răng )
`=>` Số răng ít hơn thì quay nhanh hơn ( với số răng )
Có `2` cách thường dùng để nhận biết chi tiết nào quay nhanh hơn
Còn cách `3` thì dựa vào tốc độ quay của đề bài cho `:`
`n1 = 200` vòng / phút
`n2 = 100` vòng / phút
Thì : Bánh dẫn `( n1 )` quay nhanh hơn vì trong `1` phút quay được `200 vòng`
Khi đề hỏi quay nhanh hơn nhiêu lần thì `:`
`i =` bao nhiêu thì chi tiết nhỏ hơn quay nhanh bấy nhiêu ví dụ `:`
`i = 2,5 , D1 = 500 cm > D2 = 200 cm`
Thì : Bánh bị dẫn `( D2 )` quay nhanh hơn `2,5` lần
-----------------------------------------------------------
`=>` Đây những cái công thức sau khi mình đã làm nhiều bài liên quan đến truyền động và có tập hợp những công thức liên quan để bạn áp dụng
`+` Chỉ cần áp dụng nhiều bài tập liên quan thì sẽ thành thạo , kiến thức này có liên quan tới giữa kì và cuối kì ở trường mình
Bài tập :
Bài `4` : ( trang `101` )
Bài tập ( tự giải ) không hiểu cứ hỏi :
`- 1` Bộ truyền động đai có bánh dẫn `( D1 )` `500 cm` và bánh bị dẫn `( D2 )` là `200cm` tốc độ quay của bánh dẫn `n1 = 200` vòng / phút ; `n2 = ?` vòng / phút. Tính tỉ số truyền `i` và tốc độ quay bánh bị dẫn `( n2 )`
Áp dụng những công thức trên của mình là giải được bài này nha
Mong bạn hiểu được mình đã làm chi tiết hết sức có thể rồi ạ `!`
#hc tốt