cho luận điểm: "Một lần nữa hãy theo đuổi đam mê, đó là cách hiệu quả nhất hướng tới thành công."Em hãy viết một đoạn văn khoảng 150 đến 200 chữ phát triển luận điểm trên (theo quy nạp)

1 câu trả lời

Thế giới rộng với muôn hình vạn trạng, nơi chứa đựng những bí mật thách thức sự tìm tòi, khám phá của con người. Trong khi đó con người tuy có đủ tư duy và năng lực để chinh phục, làm chủ thế giới nhưng nhận thức của mỗi người lại có giới hạn. Vì vậy trong quá trình phát triển con người cần không ngừng học hỏi, tìm tòi để phát triển bản thân, làm chủ cuộc sống. Bàn về tinh thần học tập, có ý kiến cho rằng “ Đam mê học hỏi là niềm đam mê không bao giờ phản bội con người”.

“Đam mê học hỏi” là sự yêu thích, hứng thú đặc biệt với việc tìm tòi, học tập những tri thức mới, làm giàu thêm cho vốn hiểu biết, trải nghiệm của bản thân. “Phản bội” là hành động quay lưng, chống lại với mục đích, niềm tin ban đầu. Câu nói “ Đam mê học hỏi là niềm đam mê không bao giờ phản bội con người” đã khẳng định vai trò của việc học hỏi đối với sự phát triển và hoàn thiện bản thân của con người. Đó là nguồn cảm hứng vô tận để chúng ta vượt qua những khó khăn, đạt được những thành quả xứng đáng và không bao giờ mang đến những tác động tiêu cực.

Niềm đam mê học hỏi là đam mê tốt đẹp, chính đáng, có tác động to lớn đối với suy nghĩa, hành động của con người trong công việc cũng như học tập. Nếu có nguồn cảm hứng, đam mê học tập chúng ta sẽ có nguồn năng lượng tích cực để bắt tay vào việc học tập, thực hiện những mục tiêu, từ đó mà thành công sẽ đến gần hơn với ước mơ của chúng ta.

Đam mê học hỏi sẽ mang đến cho chúng ta những niềm vui, sự phấn khích trong việc tìm tòi, khám phá thêm những tri thức mới mẻ. Khi chúng ta học tập trong trạng thái vui vẻ, hào hứng những kiến thức sẽ được tiếp thu một cách hiệu quả hơn, niềm đam mê còn có vai trò kích thích sự sáng tạo, thôi thúc con người làm nên những thành quả có giá trị.

Học tập là quá trình phấn đấu lâu dài bởi thế giới tri thức là vô hạn, trong quá trình học tập ấy con người cũng sẽ gặp phải muôn vàn những khó khăn, vất vả nhưng nếu con người có đam mê học hỏi sẽ dễ dàng vượt qua, có khả năng biến những thử thách thành cơ hội để phát triển. Nếu không có đam mê, học tập trong trạng thái ép buộc con người sẽ dễ sa vào những cảm xúc tiêu cực: chán nản, bức bối, mệt mỏi và dễ dàng bỏ cuộc khi gặp phải những khó khăn.

Câu nói: “Đam mê học hỏi là niềm đam mê không bao giờ phản bội con người” đã đề cao vai trò của niềm đam mê học hỏi. Để phát triển bản thân, sống hết mình cho những ước mơ, lí tưởng đẹp đẽ bên cạnh việc cố gắng học tập, rèn luyện hãy nuôi dưỡng những đam mê. Khi có đam mê chúng ta có thể làm nên những điều kì diệu.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Theo lời kể của người hàng xóm thì tiếng la hét khóc lóc và ầm ĩ đó đã có từ một năm trước và gần đây trở thành nỗi ám ảnh của người xung quanh. Vậy người cha ruột có thể là kẻ đứng ngoài vô can khi đang chung sống cùng con mình nhưng lại để người tình ra tay với con đẻ? Và thực tế, việc đánh đập là một hành vi vi phạm pháp luật chứ không phải là giáo dục trẻ. Giáo dục chính là tạo môi trường cho trẻ phát triển và truyền cho trẻ các thông điệp giáo dục. Nếu môi trường sống của con “vẩn đục” bởi các toan tính của người lớn thì mọi biện pháp giáo dục đi kèm cũng không còn ý nghĩa. Hẳn là, trẻ sẽ không thể lớn lên và trưởng thành với sự thờ ơ, xem nhẹ giáo dục, không có hành động trao yêu thương của người lớn. Một nền giáo dục gia đình tối ưu chính là một môi trường gia đình đầm ấm, những người lớn tôn trọng và yêu thương lẫn nhau. Môi trường sống đó sẽ chính là khuôn đúc để những đứa trẻ lớn lên, được uốn nắn thành những con người tử tế, tôn trọng và yêu thương thế giới xung quanh và yêu chính bản thân mình. Hơn hết, ở đó có những người thân yêu của con mà không cần bạo lực hay là rao giảng đạo đức. Còn ở đây, trong môi trường vẩn đục khi người bố đẻ không bảo vệ được con mình. Một môi trường mà người thân yêu của con sẵn sàng dùng "nắm đấm" để ứng xử với nhau thì không thể đem đến cho con sự bình yên và hạnh phúc, càng không thể giúp những đứa trẻ trong môi trường đó phát triển bình thường. Tôi được biết có không ít đứa trẻ bị trầm cảm nặng khi cha mẹ ly hôn, phải sống cùng cha dượng hoặc vợ mới của bố. Với bé gái 8 tuổi bị bạo hành kia, cú sốc chứng kiến cảnh bố mẹ ly hôn, phải sống cùng và tỏ ra yêu thương người không phải mẹ mình, đó cũng là một áp lực. Sống với người mà con căm ghét, phải tỏ ra ngoan ngoãn, thậm chí yêu thương con người đó chắc chắn không phải là điều dễ dàng. Vậy với môi trường sống đáng sợ như vậy, bé gái ấy đã nhận được sự giáo dục thế nào? Ngoài ra, bạo hành liên tục về thể xác và tinh thần chính là cách mà người lớn truyền cho con thông điệp dữ dội: phải nghe lời. Thông điệp này vốn dĩ không dành cho việc giáo dục một đứa trẻ. Để con đẻ của mình sống trong môi trường thiếu lành mạnh như vậy và liên tục nhận được các thông điệp kinh hoàng, hứng chịu đòn roi, không hiểu ông bố này muốn giáo dục con kiểu gì? Rõ ràng, người cha đó chưa đảm nhận tốt trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ và nuôi dưỡng con đẻ. Thực tế, không khó hiểu khi tình trạng không ít đứa trẻ bị bỏ rơi, cô đơn trong chính nhà mình vì sự vô tâm của người lớn. Có thể rồi, người cha đó cũng sẽ bị trả giá trước pháp luật. Nhưng nhìn lại, ta cảm thấy băn khoăn, làm sao để bảo vệ những đứa trẻ? Làm sao để môi trường lớn lên của những đứa trẻ thực sự an toàn, an lành? Làm sao để cuộc sống của những đứa trẻ không bị đe dọa? Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích trên? Câu 2: Xác định các câu nghi vấn có trong đoạn trích trên? Căn cứ vào đâu để nói đó là câu nghi vấn? Câu 3: Từ đoạn trích trên em có suy nghĩ gì về “ giáo dục bằng bạo lực ”? Câu 4: Theo tác giả, một nền giáo dục tối ưu cho sự phát triển của một đứa trẻ là như thế nào? Câu 5: Nếu em bị bạo hành hoặc em thấy tình trạng bạo hành trẻ em, em sẽ làm gì?

1 lượt xem
2 đáp án
20 phút trước