Cho em xin bài phân tichsa 4 câu thơ đầu và4 câu thơ cuối của bài đập đá ở côn lôn ạ. ( KHÔNG CHÉP MẠNG NHÉ ! )

2 câu trả lời

4 câu thơ đầu

Trong 4 câu thơ đầu bài"Đập đá ở Côn Lôn",tác giả Phan Châu Trinh đã miêu tả công việc đập đá ở Côn Lôn và nói lên khí phách người tù cách mạng.2 câu mở đầu phác họa bối cảnh,không gian đồng thời nêu lên quan niệm về chí làm trai:"Làm trai đứng giữa đất Côn LônLừng lẫy làm cho lở núi non"Người con trai đứng giữa đất Côn Lôn mang tư thế hiên ngang,đầu đội trời,chân đạp đất,thật kiêu hùng.Nhiều nhà thơ lớn thời trung đại cũng từng nêu lên quan niệm về chí làm trai.Theo Phan Châu Trinh,làm trai dù đứng ở giữa đất Côn Lôn-một nơi được coi là địa ngục trần gian thời Pháp thuộc thì vẫn kiêu hãnh,đường hoàng.Người con trai phải làm nên những điều lớn lao,lừng lẫy,có thể làm cho"lở núi non",có thể xoay chuyển trời đất.Hai câu sau miêu tả công việc khổ sai của người tù cách mạng:"Xách búa đánh tan năm bảy đốngRa tay đập bể mấy trăm hòn"Đập đá là một công việc nặng nhọc,khổ sai.Đập đá ở Côn Lôn lại càng cực nhọc hơn bởi hòn đảo này trơ trọi giữa nắng gió biển khơi.Tuy nhiên với bút pháp khoa trương,công việc khổ sai ấy lại chứng tỏ tầm vóc và chiến công của người anh hùng.Tác giả đã sử dụng những động từ mạnh như:"xách búa","đánh tan","ra tay","đập bể" để gợi tả sức mạnh phi thường của người anh hùng.Tóm lại,bằng bút pháp lãng mạn,giọng điệu hào hùng,4 câu thơ đầu đã cho ta thấy vẻ đẹp hiên ngang,lẫm liệt của người anh hùng cứu nước trong hoàn cảnh tù đày.

4 câu sau

Trong 4 câu thơ sau.bài "Đập đá ở Côn Lôn",tác giả Phan Châu Trinh đã cho ta thấy ý chí kiên cường,tấm lòng son sắt của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù đày.Câu 5,6 vang lên như một lời thề bền gan vững chí:"Tháng ngày bao quản thân sành sỏiMưa nắng càng bền dạ sắt son"Ở cặp câu này,tác giả đã sử dụng phép đối rất chặt chẽ "Tháng ngày-Thân sành sỏi","Mưa nắng-Dạ sắt son".Nghệ thuật đối lập không chỉ dùng trong mỗi câu thơ mà còn đối giữa 2 câu thơ đã làm nổi bật tinh thần bất khuất,sức chịu đựng bền bỉ,dẻo dai,tấm lòng kiên trung son sắt.Theo quan niệm của tác giả,những tháng ngày gian khổ chính là hoàn cảnh cho con người thêm dày dặn,cứng cáp,nhờ vậy con người có thể đương đầu với mọi khó khăn.Trong 2 câu kết,nhà thơ lại khẳng định 1 lần nữa bản lĩnh,ý chí của mình:"Những kẻ vá trời khi lỡ bướcGian nan chi kể việc con con"Mượn hình ảnh trong truyền thuyết Trung Quốc về bà Nữ Oa đội đá vá trời,tác giả đã nói lên chí lớn đội trời,đạp đất của mình,"kẻ vá trời"là cách nói ẩn dụ và phóng đại để chỉ những người mưu đồ việc lớn,cứu nước cứu dân.Cho dù có sa cơ lỡ bước thì những người đó cũng không hề nao núng,họ coi thường gian khổ,xem gian nan chỉ là việc con con.Như vây,bằng bút pháp lãng mạn,giọng thơ hào hùng,4 câu cuối bài"Đập đá ở Côn Lôn"giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp của người anh hùng chiến bại,dù gặp bước nguy nan vẫn không sờn lòng đổi chí.

2 câu đầu:làm trai- lừng lẫy-lở núi non

->quan niệm nhân sinh:khẳng định ý chí khát vọng của người làm trai

+Miêu tả bối cảnh:đồng thời tạo dựng tư thế của con người giữa đất trời Côn Lôn.

-''xách búa....mấy trăm hòn''->động từ->hành động mạnh mẽ->miêu tả thực công việc đập đá nặng nhọc của người tù khổ sai.

->câu 3,4:có 2 lớp nghĩa:

+nghĩa thực

+nghĩa tượng trưng:khắc họa con người vs khí thế hiên ngang lẫm liệt,sừng sững giữa đất trời.

-giọng điệu mạnh mẽ->khẩu khí ngang tàn,coi thường mọi thử thách.

-4 câu cuối: phương thức biểu cảm->bộc lộ trực tiếp cảm xúc

-tháng ngày><thân sành sỏi

mưa nắng><dạ sắt son

=>đối lập ý chí kiên cường ,lòng dạ sắt son của người chiến sĩ trước thử thách gian nan

->nổi bật:con người phong trần,cứng cỏi,kiên trang không sơn lì,đổi chí=>oai phong,tạo nên hình tượng giàu chất thử si ,và gây ấn tượng mạnh

*bn tham khảo nhé*