Cho em hỏi: Bản đồ là gì? Tỉ lệ bản đồ có ý nghĩa như thế nào? Có mấy loại ỉ lệ bản đồ? Đặc điểm của mỗi loại tỉ lệ. - Để học tốt Địa Lý em cần phải làm gì? lớp 6 ạ địa lý
2 câu trả lời
Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ Trái Đất lên mặt phẳng.
Bản đồ nào cũng có ghi tỉ lệ ở phía dưới hay ở góc bản đồ. Dựa vào tỉ lệ bản đồ chúng ta có thể biết được các khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của chúng trên thực địa.
Tỉ lệ bản đồ được biểu hiện ở hai dạng:
- Tì lệ số : là một phân số luôn có tử số là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại. Ví dụ : tỉ lệ 1:100.000 có nghĩa là 1 cm trên bản đồ bằng 100.000 cm hay 1 km trên thực địa.
- Tỉ lệ thuớc : tỉ lệ được vẽ cụ thể dưới dạng một thước đo đã tĩnh sẵn. mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực địa. Ví dụ : mỗi đoạn 1 cm bằng 1 km hoặc bằng 10 km v.v...
Ti lệ bản đồ có liên quan đến mức độ thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. Ti lệ càng lớn thi mức độ chi tiết của bản đồ càng cao.
o
Tạo sự yêu thích đối với môn học
Chuẩn bị bài ở nhà
Tập trung khi học ở trên lớp
Tích cực học tập trên lớp
Rèn luyện trí nhớ.
Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn
Tham khảo tài liệu.
-Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên mặt phẳng của giấy tương đối chính xác về 1 khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
-Tỉ lệ của một bản đồ là tỉ số giữa một khoảng cách đo trên bản đồ và khoảng cách ngoài thực địa. Trên mỗi bản đồ, tỉ lệ được đặt ở dưới tên bản đồ cho người đọc biết được mức độ thu nhỏ của đối tượng ngoài thực tế lên bản đồ.
-Có 2 loại tỉ lệ:
+Tỉ lệ số: Là 1 phân số luôn có tử số là 1,mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại.
+Tỉ lệ thước:là tỉ lệ được vẽ dưới dạng 1 thước đo đã tính sẵn,mỗi đoạn đều có 1 độ dài tương ứng.
-Để học tốt Địa Lý em cần phải:
+Đọc kĩ, hiểu và làm tốt các bài tập trong sách giáo khoa.
+Làm giàu thêm vốn hiểu biết của mình bằng việc sưu tầm tư liệu, khảo sát thực tế, sinh hoạt tập thể ngoài trời, du lịch...
Khai thác tối các lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu... trong sách giáo khoa.