Cho em hỏi bài 4 lịch sử 12 : CÁC NƯỚC ĐNA VÀ ẤN ĐỘ cô giáo có đặt câu hỏi ngoài là Phân biệt chủ nghĩa thực dân mới và cntd cũ. A chị giúp e với đc k ạ

2 câu trả lời

CN thực dân kiểu cũ khác kiểu mới ở cách thức tiến hành, ở phương thức sử dụng và thủ đoạn sử dụng. Kiểu cũ thì công khai còn kiểu mới thì ẩn mặt. Tuy nhiên, tất cả cũng chỉ vì lợi ích của nước làm chủ cái nước bị xâm chiếm đó thôi

1. Chủ nghĩa thực dân cũ: là sự xâm lược và thống trị thuộc địa của chủ nghĩa tư bản. Các nước tư bản đem quân xâm chiếm, xóa bỏ độc lập của các nước thuộc địa, dùng giai cấp phong kiến làm tay sai, bù nhìn cho chúng để đàn áp , bóc lột nhân dân.

- VD như: thực dân Pháp ở VN, thực dân Anh ở Ấn Độ,... Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 ở VN đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân cũ.

2. Chủ nghĩa thực dân mới: Là chính sách thực dân của chủ nghĩa đế quốc trong điều kiện sụp đổ của hệ thống thuộc địa sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Với chủ nghĩa thực dân mới, các nước đế quốc chuyển từ sự chiếm đóng, cai trị trực tiếp sang sử dụng những biện pháp tinh vi, xảo quyệt hơn nhằm chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, như:

+ Thiết lập chính quyền tay sai người bản xứ, sự " viện trợ" về kinh tế, quân sự của các nước đế quốc và hoàn toàn phụ thuộc vào chúng với danh nghĩa "độc lập".

VD: đế quốc Mĩ ở miền Nam VN sử dụng chính quyền Sài Gòn làm công cụ thống trị; chế độ độc tài Batixta ở Cu-ba,...

Câu hỏi trong lớp Xem thêm