Cho đoạn văn sau : “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương: không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỷ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận.” a, Đoạn văn trên trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai ? Phương thức biểu đạt chính?. b, Khái quát nội dung của đoạn văn bằng câu hoàn chỉnh . c, Tìm hai câu ghép và phân tích cấu tạo.

2 câu trả lời

a) Đoạn văn  trên trích từ văn bản: Lão Hạc

Tác giả: Nam Cao

PTBĐ chính: Tự sự (kết hợp miêu tả, biểu cảm, nghị luận)

=> Tự sự

b) Nội dung: "Đối với những người ở quanh ta, ...không bao giờ ta thương.":Không thể nhìn cái vẻ bề ngoài "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,..." để đánh giá con người mà phải "cố tìm mà hiểu họ".Phải đem hết tấm lòng của mình, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để tìm hiểu, xem xét họ một cách đầy đủ, toàn diện, sâu sắc để hiểu được tâm tư, tình cảm của họ, phát hiện ra những vẻ đẹp đáng quý của họ.

c)  Vợ tôi / không ác, nhưng thị  / khổ quá rồi.
     CN1     VN1                     CN2       VN2
Tôi / biết vậy, nên tôi / chỉ buồn chứ không nỡ giận
CN1    VN1            CN2                      VN2

#BossAhjhj

xin 5*  + câu trả lời hay nhất ạ!   :))))))

a, trích bài Lão Hạc, tác giả Nam Cao, PTBD chính là tự sự
b, tớ không biết
c, Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi.
 -> vợ tôi là C1, ác là V1. thị là C2, khổ quá rồi là V2
Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận
-> Tôi là C1, biết vậy là V1. Tôi là C2, buồn chứ không nỡ giận là V2
#RIO_ESTHER