Cho câu chủ đề "trong thơ Bác tràn ngập ánh trăng ".Viết thành 2 đoạn văn theo kiểu diễn dịch và song hành mọi người giúp e với nhé ,chiều nay e thi rùi .mơn mn .^-^

2 câu trả lời

Em tham khảo câu trả lời dưới đây nhé:

1. Diễn dịch:

    Qua các tác phẩm của Hồ Chí Minh ta thấy trong thơ Bác luôn tràn ngập ánh trăng. Bác Hồ đã từng viết: "Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp/ Mây gió trăng hoa tuyết núi sông" và thơ Bác cũng vậy. Ta thấy trong bài thơ "Cảnh khuya" ánh trăng đã xuất hiện ở ngay câu thơ thứ hai "Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa". Ánh trăng lúc này đã in xuống cây cổ thụ, lồng vào bóng hoa dưới mặt đất tạo nên một bức tranh nhiều tầng bậc. Ánh trăng lúc này nhẹ nhàng và trong trẻo giống như tâm hồn Bác lúc bấy giờ. Ngoài bài thơ "cảnh khuya" ta còn bắt gặp ánh trăng trong bài thơ "Rằng tháng giêng". Ở cuối bài thơ, Hồ Chí Minh đã đưa ánh trăng vào những câu viết của mình "Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền". Sau khi bàn bạc xong công việc Bác vẫn thư thái ngắm ánh trăng. Và dường như ánh trăng cũng muốn đáp lại ánh nhìn của thi sĩ nên đã chiếu rọi ánh ánh xuống chiếc thuyền nơi Bác đang nghỉ ngơi. Qua đây ta thấy Hồ Chí Minh không chỉ là một chiến sĩ mà Người còn là một thi sĩ tài hoa. 

2. Song hành:

Bác Hồ đã từng viết: "Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp/ Mây gió trăng hoa tuyết núi sông" và thơ Bác cũng vậy. Ta thấy trong bài thơ "Cảnh khuya" ánh trăng đã xuất hiện ở ngay câu thơ thứ hai "Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa". Ánh trăng lúc này đã in xuống cây cổ thụ, lồng vào bóng hoa dưới mặt đất tạo nên một bức tranh nhiều tầng bậc. Ánh trăng lúc này nhẹ nhàng và trong trẻo giống như tâm hồn Bác lúc bấy giờ. Ngoài bài thơ "cảnh khuya" ta còn bắt gặp ánh trăng trong bài thơ "Rằng tháng giêng". Ở cuối bài thơ, Hồ Chí Minh đã đưa ánh trăng vào những câu viết của mình "Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền". Sau khi bàn bạc xong công việc Bác vẫn thư thái ngắm ánh trăng. Và dường như ánh trăng cũng muốn đáp lại ánh nhìn của thi sĩ nên đã chiếu rọi ánh ánh xuống chiếc thuyền nơi Bác đang nghỉ ngơi. Qua đây ta thấy Hồ Chí Minh không chỉ là một chiến sĩ mà Người còn là một thi sĩ tài hoa. 

Có thể nói hình ảnh thiên nhiên luôn chiếm một vị trí danh dự trong thơ Bác. Thiên nhiên trong thơ Bác lúc nào cũng bình dị, tươi mới. Ở hầu hết các bài thơ đều thắm đậm sắc màu của lá, hoa cây cỏ, núi, sông,… Bởi đối với Người được sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Người luôn dành cho thiên nhiên một tình yêu đằm thắm, tha thiết. Qua đó thể hiện phong thái ung dung, tự tại của Người.Người luôn có ý thức trân trọng thiên nhiên và xem thiên nhiên như một người bạn. Đôi khi là người tri kỉ, sẻ chia tâm tình. Dù là khi còn tự do hay lúc bị giam cầm, thiên nhiên lúc nào cũng gần gũi thân tình, hữu ái. Bài thơ “Ngắm trăng” bộc lộ rõ ràng tình cảm ấy.Mặc dù ở trong ngục tù, Người vẫn dành cho thiên nhiên một sự ưu ái lớn lao. Vầng trăng sáng trên cao là hình ảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống, đang gọi mời, tâm tình tỏ bày với người bạn xưa. Trăng cũng có hồn, cũng biết ngắm nhìn và cảm thông. Còn người vượt lên trên nghịch cảnh, vươn tới ánh sáng. Ngục tối có thể giam hãm thân thể Người nhưng không thể nào giam hãm tinh thần Người.Qua đó, có thể thấy, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, lúc còn tự do hay khi bị giam hãm, người vẫn yêu mến thiên nhiên tha thiết với một tinh thần lạc quan, yêu đời đắm say. Không có gì có thể cản trở Người tìm đến và đắm mình trong thiên nhiên hiền hòa.