Cho biết sự nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta cần điều kiện gì

2 câu trả lời

Thứ nhất, các nguồn lực khác như vốn, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý… tự nó chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng. Chúng chỉ phát huy tác dụng và có ý nghĩa tích cực xã hội khi được kết hợp với nguồn lực con người thông qua hoạt động có ý thức của con người. Bởi lẽ, con người là nguồn lực duy nhất biết tư duy, có trí tuệ và có ý chí, biết “lợi dụng” các nguồn lực khác, gắn chúng kết lại với nhau, tạo thành một sức mạnh tổng hợp, cùng tác động vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các nguồn lực khác là những khách thể chịu sự cải tạo, khai thác của con người, hết thảy chúng đều phục vụ cho nhu cầu, lợi ích của con người, nếu con người biết cách tác động và chi phối. Vì thế trong các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất, người lao động là yếu tố quan trọng nhất, là “lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn nhân loại”.

Chẳng hạn như vốn cũng là một nguồn lực để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhưng vốn chỉ trở thành nguồn lực quan trọng và cấp thiết của sự phát triển khi nó nằm trong tay những người biết sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả cao.

Tương tự như vậy, sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên và những ưu thế về vị trí địa lý cũng sẽ mất ý nghĩa nếu chủ nhân của nó không có năng lực khai thác.

Ngày nay trước xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế, sự hợp tác đầu tư nước ngoài cũng là nguồn lực quan trọng, nó tạo ra “cái hích” kinh tế, nhất là với các nước có điểm xuất phát thấp, nhưng sức mạnh của “cái hích” này đến đâu, tác động tích cực của nó như thế nào còn tuỳ thuộc vào yếu tố con người khi tiếp nhận nguồn lực đó.

Xét đến cùng nếu thiếu sự hiện diện của trí tuệ và lao động của con người thì mọi nguồn lực đều trở nên vô nghĩa thậm chí khái niệm “nguồn lực” cũng không còn lý do gì để tồn tại.

_ Thứ hai, các nguồn lực khác là hữu hạn, có thể bị khai thác cạn kiệt, trong khi đó nguồn lực con người lại là vô tận. Nó không chỉ tái sinh và tự sản sinh về mặt sinh học mà còn tự đổi mới không ngừng, phát triển về chất trong con người xã hội, nếu biết chăm lo, bồi dưỡng và khai thác hợp lý. Đó là cơ sở làm cho năng lực nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người phát triển như một quá trình vô tận xét trên bình diện cộng đồng nhân loại. Nhờ vậy con người đã từng bước làm chủ tự nhiên, sáng tạo, khám phá ra nhiều nguồn tài nguyên mới, nhiều công cụ sản xuất có hiệu quả hơn, đưa xã hội chuyển qua các nền văn minh từ thấp đến cao.

_ Thứ ba, trí tuệ con người có sức mạnh vô cùng to lớn một khi nó được vật thể hoá, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Dự báo vĩ đại này của C.MáC đã và đang trở thành hiện thực. Sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật và công nghệ hiện đại đang dẫn nền kinh tế của các nước công nghiệp phát triển vận động đến nền kinh tế của trí tuệ. Giờ đây sức mạnh của trí tuệ đã đạt đến mức mà nhờ nó con người có thể sáng tạo ra những người máy “bắt chước” hay “phỏng theo” những đặc tính trí tuệ của chính con người. Rõ ràng là bằng những kỹ thuật công nghệ hiện đại do chính bàn tay khối óc con người làm ra mà ngày nay nhân loại đang chứng kiến những biến đổi thần kỳ trong lịch sử phát triển của mình.

_ Thứ tư, kinh nghiệm của nhiều nước và thực tiễn của chĩnh nước ta cho thấy sự thành công của công nghiệp hoá, hiện đại hoá phụ thuộc chủ yếu vào việc hoạch định đường lối, chính sách cũng như tổ chức thực hiện, nghĩa là phụ thuộc vào năng lực nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Đối với những nền kinh tế nông nghiệp chưa công nghiệp hoá thì mặt số lượng của nguồn nhân lực có tầm quan trọng đặc biệt vì nó qui định quy mô của thị trường. Nhưng khi tiến hành công nghiệp hoá thì mặt chất lượng, cơ cấu và cơ chế sử dụng nguồn nhân lực lại quan trọng hơn. Cơ cấu lao động cần cho quá trình công nghiệp hoá phải bao gồm: các chính khách, các nhà hoạch định chính sách, các học giả, các nhà kinh doanh, các nhà kỹ thuật và công nghệ, các công nhân lành nghề… không có các chính khách, các học giả tài ba thì khó có thể có được những chiến lược, chính sách phát triển đúng đắn; không có các nhà kinh doanh lỗi lạc thì cũng sẽ không có người sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn vốn, nhân lực, công nghệ. Sự thiếu vắng hay kém cỏi của một trong các bộ phận cấu thành nhân lực trên đây sẽ có hại cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ ❤️

Sự thành công của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi ngoài môi trường chính trị ổn định, phải có các nguồn lực cần thiết như: nguồn lực con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật, vị trí địa lý, nguồn lực nước ngoài. Các nguồn lực này có quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng tham gia vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhưng mức độ tác động và vai trò của chúng đối với toàn bộ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá không giống nhau, trong đó nguồn lực con người là yếu tố quyết định.

Vai trò của nguồn lực con người quan trọng như thế nào đã được chứng minh trong lịch sử kinh tế của những nước tư bản phát triển như Nhật Bản, Mỹ,… nhiều nhà kinh doanh nước ngoài khi đến tham quan Nhật Bản thường chỉ chú ý đến kỹ thuật, máy móc và coi đó là nguyên nhân tạo nên “kỳ tích Nhật Bản”. Nhưng họ đã nhầm, chính người Nhật Bản cũng không quan niệm như vậy. Người Nhật cho rằng kỹ thuật và công nghệ có vai trò rất to lớn nhưng không phải là yếu tố quyết định nhất. Yếu tố quyết định nhất dẫn đến thành công của họ là con người. Cho nên họ đã tập trung cao độ và có những chính sách độc đáo phát triển yếu tố con người.

Ngày nay đối với những nước lạc hậu đi sau, không thể phát triển nhanh chóng nếu không tiếp thu những tiến bộ khoa học-kỹ thuật và công nghệ hiện đại của các nướcphát triển. Nhưng không phải cứ nhập công nghệ tiên tiến bằng mọi giá mà không cần tính đến yếu tố con người. Cần nhớ rằng, công nghệ tiên tiến của nước ngoài khi được tiếp thu sẽ phát huy tác dụng tốt hay bị lãng phí, thậm chí bị phá hoại là hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố con người khi sử dụng chúng. Nhiều công ty chỉ chú ý đổi mới kỹ thuật và công nghệ nhưng vì không chú ý đến yếu tố con người nên đều thất bại. Ông Victor S.L.Tan, giám đốc của Ohostate University đã viết: “Điều mỉa mai lớn nhất còn là ở chỗ, trong có nhiều công ty đã cố thực hiện đổi mới, nhưng lại có ít công ty thực hiện đủ mức để đạt tới thành công. Nhiều công cuộc đổi mới đã tiến hành nhưng thất bại vì các công ty đó đã không đưa vào cấu tạo của kế hoạch đổi mới hoặc chương trình đổi mới của họ một nhân tố khó nhất để thành công- con người.”

Như mọi quốc gia khác trên thế giới, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam cũng phải phụ thuộc vào nguồn lực con người và do nguồn lực này quyết định. Bởi vì:

_ Thứ nhất, các nguồn lực khác như vốn, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý… tự nó chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng. Chúng chỉ phát huy tác dụng và có ý nghĩa tích cực xã hội khi được kết hợp với nguồn lực con người thông qua hoạt động có ý thức của con người. Bởi lẽ, con người là nguồn lực duy nhất biết tư duy, có trí tuệ và có ý chí, biết “lợi dụng” các nguồn lực khác, gắn chúng kết lại với nhau, tạo thành một sức mạnh tổng hợp, cùng tác động vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các nguồn lực khác là những khách thể chịu sự cải tạo, khai thác của con người, hết thảy chúng đều phục vụ cho nhu cầu, lợi ích của con người, nếu con người biết cách tác động và chi phối. Vì thế trong các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất, người lao động là yếu tố quan trọng nhất, là “lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn nhân loại”.

Chẳng hạn như vốn cũng là một nguồn lực để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhưng vốn chỉ trở thành nguồn lực quan trọng và cấp thiết của sự phát triển khi nó nằm trong tay những người biết sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả cao.

Tương tự như vậy, sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên và những ưu thế về vị trí địa lý cũng sẽ mất ý nghĩa nếu chủ nhân của nó không có năng lực khai thác.

Ngày nay trước xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế, sự hợp tác đầu tư nước ngoài cũng là nguồn lực quan trọng, nó tạo ra “cái hích” kinh tế, nhất là với các nước có điểm xuất phát thấp, nhưng sức mạnh của “cái hích” này đến đâu, tác động tích cực của nó như thế nào còn tuỳ thuộc vào yếu tố con người khi tiếp nhận nguồn lực đó.

Xét đến cùng nếu thiếu sự hiện diện của trí tuệ và lao động của con người thì mọi nguồn lực đều trở nên vô nghĩa thậm chí khái niệm “nguồn lực” cũng không còn lý do gì để tồn tại.

_ Thứ hai, các nguồn lực khác là hữu hạn, có thể bị khai thác cạn kiệt, trong khi đó nguồn lực con người lại là vô tận. Nó không chỉ tái sinh và tự sản sinh về mặt sinh học mà còn tự đổi mới không ngừng, phát triển về chất trong con người xã hội, nếu biết chăm lo, bồi dưỡng và khai thác hợp lý. Đó là cơ sở làm cho năng lực nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người phát triển như một quá trình vô tận xét trên bình diện cộng đồng nhân loại. Nhờ vậy con người đã từng bước làm chủ tự nhiên, sáng tạo, khám phá ra nhiều nguồn tài nguyên mới, nhiều công cụ sản xuất có hiệu quả hơn, đưa xã hội chuyển qua các nền văn minh từ thấp đến cao.

_ Thứ ba, trí tuệ con người có sức mạnh vô cùng to lớn một khi nó được vật thể hoá, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Dự báo vĩ đại này của C.MáC đã và đang trở thành hiện thực. Sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật và công nghệ hiện đại đang dẫn nền kinh tế của các nước công nghiệp phát triển vận động đến nền kinh tế của trí tuệ. Giờ đây sức mạnh của trí tuệ đã đạt đến mức mà nhờ nó con người có thể sáng tạo ra những người máy “bắt chước” hay “phỏng theo” những đặc tính trí tuệ của chính con người. Rõ ràng là bằng những kỹ thuật công nghệ hiện đại do chính bàn tay khối óc con người làm ra mà ngày nay nhân loại đang chứng kiến những biến đổi thần kỳ trong lịch sử phát triển của mình.

_ Thứ tư, kinh nghiệm của nhiều nước và thực tiễn của chĩnh nước ta cho thấy sự thành công của công nghiệp hoá, hiện đại hoá phụ thuộc chủ yếu vào việc hoạch định đường lối, chính sách cũng như tổ chức thực hiện, nghĩa là phụ thuộc vào năng lực nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Đối với những nền kinh tế nông nghiệp chưa công nghiệp hoá thì mặt số lượng của nguồn nhân lực có tầm quan trọng đặc biệt vì nó qui định quy mô của thị trường. Nhưng khi tiến hành công nghiệp hoá thì mặt chất lượng, cơ cấu và cơ chế sử dụng nguồn nhân lực lại quan trọng hơn. Cơ cấu lao động cần cho quá trình công nghiệp hoá phải bao gồm: các chính khách, các nhà hoạch định chính sách, các học giả, các nhà kinh doanh, các nhà kỹ thuật và công nghệ, các công nhân lành nghề… không có các chính khách, các học giả tài ba thì khó có thể có được những chiến lược, chính sách phát triển đúng đắn; không có các nhà kinh doanh lỗi lạc thì cũng sẽ không có người sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn vốn, nhân lực, công nghệ. Sự thiếu vắng hay kém cỏi của một trong các bộ phận cấu thành nhân lực trên đây sẽ có hại cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Qua toàn bộ phân tích trên có thể kế luận rằng nguồn lực con người là nguồn lực có vai trò quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do vậy, muốn công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành công thì phải đổi mới cơ bản các chính sách đầu tư cho các ngành khoa học, văn hoá, giáo dục, y tế ở Việt Nam nhằm phát triển nguồn lực con người cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đây là nhiệm vụ lớn nhất và khó khăn nhất trong công cuộc đổi mới hiện nay.