Cho 2 câu thơ sau: "Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thanh thót như mưa ruộng cày" Viết đoạn văn phân tích hiệu quả của phép tu từ trong 2 câu thơ trên.Trong đoạn văn có sử dụng câu ghép.Gạch chân dưới câu ghép đó.

2 câu trả lời

Biện pháp tu từ:  phóng đại, so sánh
Công việc đồng áng vào ngày mùa phải bận rộn lắm, thế nên mới cày giữa trưa. Và cày giữa trưa, trời nắng hẳn phải cực nhọc lắm. Vì vậy “mồ hôi thánh thót” cũng là điều hiển nhiên thôi. Nhưng mà “thánh thót như mưa ruộng cày” thì đích thị là nói phóng đại rồi. Cái tài của phép phóng đại là người nghe biết mà vẫn nghe, vẫn tin, vẫn đồng cảm vì nó có cơ sở thực tế. Bởi giữa trưa, trời nắng nóng, hẳn phải là thời gian nghỉ ngơi, nhưng đây lại phải cày cho kịp việc. Thế thì đem sự cực nhọc ấy mà nói “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” là điều dễ dàng đồng cảm. Chỉ nói như thế may ra mới nói hết được sự vất vả, cực nhọc, lao lực của người nông dân lúc này.

Câu ca dao đã ca ngợi sự chăm chr,cần cù,không quản ngại gió sương của người nông dân quê mình.Với hai câu thơ ,tác giả đã làm nổi bật lên trước mắt ta hình ảnh người nông dân đang lội bùn,con trâu đi trước,cái cày theo sau trong một buổi trưa mùa hạ trời nắng chang chang.Họ phải làm việc vô cùng vất vả đến nỗi mà " mồ hôi  như mưa".Cách nói phóng đại được sử dụng ở đây đã một lần nữa khắc họa những vất vả nhọc nhằn của người nông dân.Vất vả đến nỗi mà mồ hôi tuôn ra như mưa.Mồ hôi đổ xuống làm cho lúa xanh tươi,cho ruộng cày thêm tốt.Từ " thánh thót" như gieo vào không gian tiếng mồ hôi rơi ,từng giọt liên tiếp.Cách so sánh mồ hơi như mưa cũng thật hay và độc đáo.Mồ hôi rơi xuống cũng như mưa trời rơi xuống,cho mùa màng bội thu,đất đai màu mỡ.Câu ca dao đã làm nên những hình ảnh tuyệt đẹp về người nông dân trên cánh đồng quê hương.