*Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế của nước Nga (1921 – 1925) * Công lao của Lê-nin đối với Cách mạng Nga * Cách Mạng tháng 10 Nga năm 1917 được đánh giá là một sự kiện lịch sử vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại thế kỉ XX vì sao? *Nêu những nét chung trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á trong những năm 1918-1939? *Những phong trào đấu tranh ở các nước châu Á trong giai đoạn 1918-1939
2 câu trả lời
*Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế (1921 – 1925)
- Năm 1921, Nga Xô viết bước vào thời kì hoà bình xây dựng đất nước trong hoàn cảnh kinh tế bị tàn phá nặng nề, nông, công nghiệp sụt giảm mạnh, dịch bệnh, nạn đói, phản động quấy phá…
- Tháng 3/1921, Đảng Bôn sê vích Nga quyết định thực hiện chính sách kinh tế mới do Lê-nin đề xướng.
- Nội dung: bãi bỏ trưng thu lương thực thừa và thay bằng chế độ thu thuế lương thực, tự do buôn bán, mở lại chợ, cho phép tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ và khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư kinh doanh ở Nga.
- Nông nghiệp và các ngành kinh tế được phục hồi và phát triển nhanh chóng, đời sống nhân dân được cải thiện... Hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế và bước vào thời kỳ XD CNXH.
- Tháng 12/1922 Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) được thành lập trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng giữa các dân tộc, nhằm củng cố sự liên minh và giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước cộng hòa trong công cuộc bảo vệ và phát triển Liên bang Xô viết.
* Công lao của Lê-nin đối với Cách mạng Nga:
- Lê-nin là người sáng lập ra Đảng Bôn-sê-vich Nga.
- Vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn.
- Chỉ đạo trực tiếp cách mạng.
- Có những quyết đoán, táo bạo, sáng suốt, đúng thời cơ.
* Cách Mạng tháng 10 Nga năm 1917 được đánh giá là một sự kiện lịch sử vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại thế kỉ XX vì:
- Đối với nước Nga: Sự ra đời của nhà nước XHCN đã đưa nhân dân lên nắm chính quyền ở một nước chiếm 1/6 diện tích thế giới.
- Đối với thế giới: Có ảnh hưởng đến phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước thuộc địa và phụ thuộc.
*Những nét chung trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á trong những năm 1918-1939:
1.Đầu thế kỉ XX đến năm 1919
- Hầu hết các nước ĐNÁ đều trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của chủ nghĩa thực dân.
- Tầng lớp trí thức mới ở nhiều nước Đông Nam Á đã hướng cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc theo con đường DCTS.
- Chính sách khai thác, bóc lột của các nước đế quốc cùng với thắng lợi của cách mạng tháng 10 Nga khiến cho phong trào đấu tranh chống đế quốc diễn ra mạnh mẽ
2.Từ 1920 đến 1939
- Từ năm 1920, một số đảng cộng sản ở Đông Nam Á được thành lập: ở In đô nê xi a (5-1920), VN (2-1930), Maxlai, Xiêm (4-1930), Phi líp pin (11-1930)
- Dưới sự lãnh đạo của ĐCS, nhiều cuộc đấu tranh đã diễn ra như: khởi nghĩa ở Gia-va, Xu ma tơ ra (1926 – 1927) ở In đô nê xia, phong trào Xô viết Nghệ-Tĩnh (1930 – 1931) ở Việt Nam…
- Phong trào dân chủ tư sản có bước tiến rõ rệt với sự xuất hiện của các chính đảng có tổ chức và ảnh hưởng rộng lớn như: Đảng Dân tộc ở In đô nê xia, phong trào Tha kin ở Miến Điện, phong trào đòi tự trị ở Mã lai…
*Những phong trào đấu tranh ở các nước châu Á trong giai đoạn 1918-1939:
- Phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc năm 1919
- Cuộc CM nhân dân ở Mông Cổ năm 1921-1924
- Phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của M. Gan-đi
- Thắng lợi của cuộc chiến tranh giải phóng ở Thổ Nhĩ Kì (1919-1922)
- Ở Việt Nam PTĐTGFDT phát triển mạnh mẽ trong cả nước.
- Ở Đông Nam Á, phong trào lan rộng khắp các nước.|
$@FANCONANANIME$