chính sách kinh tế mới liên xô trong vấn đề lương thực là
2 câu trả lời
Việc ra đời của chính sách thuế lương thực - sự khởi đầu của NEP - đã đánh dấu sự chuyển biến mới về chất trong minh liên công- nông ở nước Nga lúc bấy giờ. Theo Lênin, trong điều kiện nước Nga lúc này "đó là một trong những vấn đề chính trị chủ yếu"[1]. Trước hết Lê nin cho rằng để khôi phục và phát triển kinh tế, cần dùng những biện pháp cấp tốc và cương quyết nhất để cải thiện đời sống của nông dân và phát triển mạnh lực lượng sản xuất của họ. Bởi vì, theo V.I. Lênin, "muốn cải thiện đời sống của công nhân thì phải có bánh mì và nguyên liệu. Đứng về phương diện của toàn bộ nền kinh tế quốc dân của chúng ta mà nói thì hiện nay "trở ngại lớn nhất là ở đó. Thế mà chúng ta chỉ có thể tăng thêm sản xuất và thu hoạch lúa mì, tăng thêm dự trữ và vận tải nhiên liệu bằng cách nâng cao lực lượng sản xuất của họ"[2]. Đồng thời, Lê nin cũng phê phán quan điểm muốn cải thiện đời sống công nhân bằng cách khác, theo Người, đó là việc đặt lợi ích phường hội của công nhân lên trên lợi ích giai cấp của họ, có nghĩa là chỉ nhìn lợi ích trước mắt, lợi ích nhất thời, lợi ích cục bộ của công nhân mà hy sinh lợi ích toàn thể của giai cấp công nhân, của nền chuyên chính vô sản, của sự liên minh với nông dân.
Để thực hiện được nhiệm vụ trên, theo Lênin, phải áp dụng Chính sách thuế lương thực. Nội dung chính của chính sách này là:
- Nhà nước xác định trước và ổn định mức thuế lương thực cho nông dân (thường chỉ bằng 1/2 so với trước đó).
- Người nông dân sau khi đã đóng góp thuế lương thực theo quy định, được tự do bán sản phẩm của mình để mua những sản phẩm công nghiệp cần thiết; nếu sản xuất càng nhiều thì sau khi đóng thuế, người nông dân bán ra càng nhiều và thu nhập càng cao.
Chính sách này đã đem lại kết quả quan trọng trong việc khôi phục và phát triển nền kinh tế của nước Nga sau chiến tranh.
Nội dung:
- Nông nghiệp: Nhà nước thay thế chế độ trưng thu lương thực bằng thuế lương thực.
- Công nghiệp: Phục hồi công nghiệp nặng; Phát triển yếu tố kinh tế tư nhân.
- Thương nghiệp: đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn, có sự trao đổi buôn bán với bên ngoài.
- Đặc điểm: kinh tế nhiều thành phần dưới sự kiểm soát của nhà nước.