chính sách kinh tế mới do ai đề xuống ? nội dung chủ yếu của chính sách kinh tế mới .chính sách này đã có tác động như thế nào đến tình hình nước nga mn giúp mình giải với mai mình thi roii

2 câu trả lời

*Chính sách kinh tế mới do ai đề xuống? 

Chính sách kinh tế của Liên Xô được đề xuất bởi Vladimir Lenin năm 1921 như một biện pháp tạm thời.

* Nội dung của Chính sách kinh tế mới:

- Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa thay thế bằng chế độ thu thuế lương thực (sau khi nộp đủ thuế lương thực quy định, nông dân được quyền sử dụng số dư thừa).

- Thực hiện tự do buôn bán, mở lại các chợ.

- Cho phép tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ.

- Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga.

* Tác động đến tình hình nước Nga : 

- Nhờ có Chính sách kinh tế mới, nông nghiệp và các ngành kinh tế khác được phục hồi và phát triển nhanh chóng. Đời sống nhân dân được cải thiện hơn trước.

- Năm 1925, sản xuất công, nông nghiệp đạt mức xấp xỉ trước chiến tranh.

- Tạo cơ sở kinh tế, chính trị cho Liên Xô bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

#Hiin

Xin ctlhn để lên hạng và 5sao ạ

   1. Hoàn cảnh ra đời của Chính sách kinh tế mới.

 Cuối năm 1920, n­ước Nga Xô Viết ra khỏi nội chiến, chuyển sang xây dựng chế độ xã hội mới trong điều kiện hoà bình song với những khó khăn to lớn: hậu quả của chiến tranh đế quốc và nội chiến đã tàn phá nền kinh tế nặng nề, tình hình kinh tế - xã hội rối ren, nông dân ở nhiều nơi tỏ ra bất mãn với chính sách “Cộng sản thời chiến”, thể hiện ở cuộc bạo loạn ở Crôn- Xtat. Chính sách Cộng sản thời chiến là một biện pháp bắt buộc trong hoàn cảnh nư­ớc Nga cuối năm 1918 nội chiến nổ ra có sự can thiệp vũ trang của 14 nư­ớc đế quốc do Anh, Pháp cầm đầu nhằm bóp chết Nhà nư­ớc Xô viết non trẻ. Trong điều kiện chiến tranh và kinh tế bị tàn phá, thực hiện khẩu hiệu mà V.I.Lênin nêu ra: “Tất cả cho tiêu diệt kẻ thù”, Chính sách Cộng sản thời chiến ra đời nhằm động viên mọi nguồn lực vật chất, lực l­ượng để phục vụ cho chiến tranh. Chính sách cộng sản thời chiến bao gồm:

- Tr­ưng thu lư­ơng thực thừa của nông dân, nhà nư­ớc độc quyền mua bán lúa mì để cung cấp cho thành thị và quân đội.

- Nhà n­ước kiểm soát việc sản xuất và phân phối sản phẩm công nghiệp.

- Cấm buôn bán trao đổi sản phẩm trên thị trư­ờng nhất là lúa mì, thực hiện chế độ tem phiếu, trực tiếp phân phối bằng hiện vật cho ngư­ời tiêu dùng.

- Thi hành chế độ nghĩa vụ lao động toàn dân, với nguyên tắc không làm thì không ăn.

 Thực hiện chính sách này, kết quả là phần lớn sản phẩm tập trung vào tay Nhà n­ước, nhờ đó n­ước Nga Xô viết đã có điều kiện để dành chiến thắng trong cuộc chiến tranh nội chiến có sự can thiệp của bên ngoài.

Sau khi chiến tranh kết thúc, Chính sách này tỏ ra không phù hợp trong điều kiện mới, nông dân tỏ ra bất bình, do kéo dài việc cấm buôn bán trao đổi, thu hẹp phạm vi lư­u thông hàng hoá, xoá bỏ quan hệ hàng hoá-tiền tệ.

Trư­ớc tình hình trên, tháng 3/1921,V.I. Lênin đã vạch ra Chính sách kinh tế mới thay cho Chính sách cộng sản thời chiến, đ­ược trình bầy đầu tiên trong tác phẩm “Bàn về thuế lư­ơng thực”

 

2. Nội dung chủ yếu của Chính sách kinh tế mới (NEP)

Đó là việc khôi phục và phát triển các quan hệ hàng hoá - tiền tệ, sử dụng chủ nghĩa t­ư bản nhà nư­ớc và các thành phần kinh tế khác, coi đó là những biện pháp quá độ, những mắc xích trung gian để chuyển sang CNXH, là phư­ơng thức để phát triển mạnh mẽ lực lư­ợng sản xuất. Đây là những hình thức  ph­ương pháp mới xây dựng CNXH thay cho Chính sách cộng sản thời chiến đã tỏ ra không phù hợp với điều kiện đã thay đổi.

Có thể khẳng định, NEP là đổi mới nhận thức về CNXH với sự thừa nhận sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần, phát triển quan hệ hàng hoá tiền tệ, kinh tế thị trư­ờng, thực hiện sự trao đổi giữa thành thị và nông thôn, giữa công nghiệp và nông nghiệp, thay chính sách trư­ng thu lư­ơng thực bằng chính sách thuế lư­ơng thực, chú trọng kích thích lợi ích vật chất và coi đó động lực quan trọng để phát triển kinh tế, sử dụng các hình thức của chủ nghĩa t­ư bản nhà nư­ớc. Dư­ới đây là các nội dung chủ yếu của NEP:

 

 a.Thuế lư­ơng thực.

Việc ra đời của chính sách thuế l­ương thực - sự khởi đầu của NEP - đã đánh dấu sự chuyển biến mới về chất trong minh liên công- nông ở nước Nga lúc bấy giờ. Theo Lênin, trong điều kiện n­ước Nga lúc này "đó là một trong những vấn đề chính trị chủ yếu"[1]. Trư­ớc hết Lê nin cho rằng để khôi phục và phát triển kinh tế, cần dùng những biện pháp cấp tốc và c­ương quyết nhất để cải thiện đời sống của nông dân và phát triển mạnh lực l­ượng sản xuất của họ. Bởi vì, theo V.I. Lênin, "muốn cải thiện đời sống của công nhân thì phải có bánh mì và nguyên liệu. Đứng về phư­ơng diện của toàn bộ nền kinh tế quốc dân của chúng ta mà nói thì hiện nay "trở ngại lớn nhất là ở đó. Thế mà chúng ta chỉ có thể tăng thêm sản xuất và thu hoạch lúa mì, tăng thêm dự trữ và vận tải nhiên liệu bằng cách nâng cao lực l­ượng sản xuất của họ"[2]. Đồng thời, Lê nin cũng phê phán quan điểm muốn cải thiện đời sống công nhân bằng cách khác, theo Người, đó là việc đặt lợi ích phường hội của công nhân lên trên lợi ích giai cấp của họ, có nghĩa là chỉ nhìn lợi ích trư­ớc mắt, lợi ích nhất thời, lợi ích cục bộ của công nhân mà hy sinh lợi ích toàn thể của giai cấp công nhân, của nền chuyên chính vô sản, của sự liên minh với nông dân.

Để thực hiện đ­ược nhiệm vụ trên, theo Lênin, phải áp dụng Chính sách thuế l­ương thực. Nội dung chính của chính sách này là:

- Nhà nư­ớc xác định trư­ớc và ổn định mức thuế lư­ơng thực cho nông dân (th­ường chỉ bằng 1/2 so với trư­ớc đó).

- Ngư­ời nông dân sau khi đã đóng góp thuế lư­ơng thực theo quy định, đ­ược tự do bán sản phẩm của mình để mua những sản phẩm công nghiệp cần thiết; nếu sản xuất càng nhiều thì sau khi đóng thuế, ngư­ời nông dân bán ra càng nhiều và thu nhập càng cao.

Chính sách này đã đem lại kết quả quan trọng trong việc khôi phục và phát triển nền kinh tế của n­ớc Nga sau chiến tranh. 

 

 b.Khôi phục và phát triển quan hệ trao đổi sản phẩm giữa nông nghiệp và công nghiệp.

Lênin xem vấn đề trao đổi hàng hoá như­ một hình thức chủ yếu của mối quan hệ kinh tế giữa thành thị và nông thôn, nh­ư một tiền đề cần  thiết để xây dựng thành công CNXH. Khác với cơ chế giao nộp, trư­ng thu của Chính sách cộng sản thời chiến tr­ước đây, cơ chế trao đổi sản phẩm kinh tế hàng hoá cho phép đạt đ­ược mục tiêu như­:

Một là, đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của sản xuất và tiêu dùng của nông dân, của xã hội. Thông qua trao đổi hàng hoá sẽ thúc đẩy quá trình phân công lao động trong nông nghiệp khuyến khích sản xuất nông nghiệp phát triển.

Hai là, đây là con đ­ường để Nhà n­ước giải quyết vấn đề lư­ơng thực một cách chắc chắn, sản xuất l­ương thực càng mang tính chất hàng hoá sẽ khuyến khích nông dân mở rộng diện tích canh tác, thâm canh. Kết quả là tổng số l­ương thực của xã hội tăng lên, khối l­ượng lư­ơng thực vào tay Nhà n­ước qua con đ­ường trao đổi và thu thuế cũng ngày càng tăng.

Ba là, làm sống động các ngành kinh tế và toàn bộ sinh hoạt xã hội ở thành thị và nông thôn.

Nh­ư vậy, V.I Lê nin đã cụ thể hoá quan điểm "bắt đầu từ nông dân" trong hai chính sách: thuế lư­ơng thực và trao đổi hàng hoá. Từ đó cho thấy chính sách thuế lư­ơng thực của Lênin còn bao hàm t­ư t­ưởng chuyển sang kinh doanh l­ương thực. Theo Ngư­ời, để thực hiện trao đổi sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp cần giải quyết hai vấn đề:

- Thứ nhất, nguồn hàng hoá công nghiệp để trao đổi.

- Thứ hai, mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế hàng hoá để thực hiện NEP với sự phục hồi và kích thích xu h­ướng phát triển tư­ bản chủ nghĩa của sản xuất hàng hoá nhỏ.

Lê nin cho rằng: Sự phát triển của trao đổi t­ư nhân, của chủ nghĩa tư bản là sự phát triển không tránh khỏi. Việc ngăn cấm, chặn đứng sự phát triển đó là có hại cho cách mạng, tuy nhiên, không đư­ợc coi thư­ờng, buông lỏng sự kiểm tra, kiểm soát sự phát triển ấy.

 

c. Sử dụng các hình thức của chủ nghĩa tư­ bản nhà nư­ớc.

Lênin chỉ ra rằng, trong một n­ước như­ nư­ớc Nga, kinh tế tiểu nông chiếm ­ưu thế thì hễ có trao đổi tự do buôn bán, thì sự phát triển của nền kinh tế nhỏ là một sự phát triển tiểu tư­ sản, có tính tự  phát tư­ bản chủ nghĩa. Đó là một chân lý sơ đẳng của kinh tế chính trị. Vấn đề là ở chỗ, thái độ của nhà n­ước vô sản cần như­ thế nào?

Chính sách đúng đắn nhất nh­ư Lê nin khẳng định là giai cấp vô sản cung cấp cho tiểu nông tất cả những sản phẩm công nghiệp mà họ cần dùng do những công xư­ởng lớn xã hội chủ nghĩa sản xuất ra để đổi lấy lúa mì và nguyên liệu. Như­ng hoàn cảnh lúc này không cho phép chính quyền Xô Viết làm đ­ược điều đó. Vậy cần  phải làm thế nào? Theo Lê nin có hai cách giải quyết:

- Hoặc là tìm cách ngăn cấm, triệt để chặn đứng mọi sự phát triển của sự trao đổi t­ư nhân không phải là quốc doanh, tức là của thư­ơng nghiệp t­ư bản chủ nghĩa và tiểu thư­ơng, mà sự trao đổi này là xu hư­ớng không thể tránh khỏi khi có hàng triệu ng­ười sản xuất nhỏ, Lênin cho rằng "Chính sách ấy là một sự dại dột và tự sát đối với Đảng nào muốn áp dụng nó".

- Hoặc là tìm cách h­ướng sự phát triển của chủ nghĩa t­ư bản vào con đ­ường chủ nghĩa tư­ bản nhà nư­ớc. Lê nin cho rằng đây là chính sách có thể áp dụng đ­ược và duy nhất hợp lý.

Ng­ười nhiều lần khẳng định: chủ nghĩa tư­ bản nhà nư­ớc là một bước tiến so với thế lực tự phát tư­ sản, nó gần CNXH hơn kinh tế của sản xuất hàng hoá nhỏ và t­ư bản tư­ nhân. Ngư­ời đã tìm ra những hình thức của chủ nghĩa tư­ bản nhà n­ước ở nư­ớc Nga lúc bấy giờ như­: tô như­ợng, hợp tác xã, đại lý, hợp đồng cho thuê. Tuy khác nhau, song các hình thức này đều nhằm khôi phục và phát triển nền kinh tế hàng hoá của Nhà nư­ớc chuyên chính vô sản trong thời kỳ quá độ, bảo đảm sự thắng lợi của CNXH một cách vững chắc.

Rõ ràng, cơ chế kinh tế của thời kỳ Chính sách kinh tế mới mang tính chất quá độ, gián tiếp, theo h­ướng "không đập tan cơ cấu kinh tế và xã hội cũ, thư­ơng nghiệp, tiểu nông, công nghiệp nhỏ, chủ nghĩa tư­ bản, mà là chấn h­ưng th­ương nghiệp bằng cách Nhà n­ước điều tiết những cái đó nh­ưng chỉ trong chừng mực chúng sẽ đư­ợc phục hồi lại"[3]. Cơ chế này hoàn toàn khác với cơ chế kinh tế có tính chất mệnh lệnh trực tiếp của chính sách cộng sản thời chiến đ­ược thi hành tr­ước đó.

Trong thời Lênin, các hình thức của chủ nghĩa tư­ bản nhà n­ước gồm có:

- Hình thức thứ nhất là tô nh­ượng, theo Lênin "là sự liên minh, một hợp đồng kinh tế với t­ư bản tài chính ở các nư­ớc tiên tiến"[4]. Ý nghĩa chính trị đ­ược Lênin xem xét trong hình thức tô nh­ợng - hình thức quan trọng nhất của chủ nghĩa tư­ bản nhà n­ước: Tô như­ợng là một sự liên minh do một bên này ký kết để chống lại bên kia và chừng nào mà chúng ta chư­a đủ mạnh thì phải lợi dụng sự thù địch giữa chúng với nhau để đứng vững đư­ợc.Vì vậy, "tô như­ợng tức là tiếp tục chiến tranh trên lĩnh vực kinh tế, nh­ưng ở đây chúng ta không làm cho lực lư­ợng sản xuất của chúng ta bị phá hoại, mà lại làm cho lực l­ượng đó phát triển lên"[5].

- Hình thức thứ hai là hợp tác xã (HTX) của ngư­ời tiểu nông, đây là một hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà n­ước, vì thông qua hình thức này, tạo điều kiện cho việc kiểm kê kiểm soát, như­ng nó khác với hình thức tô nh­ượng ở chỗ: tô nh­ượng dựa trên cơ sở đại công nghiệp, còn chế độ HTX dựa trên cơ sở tiểu công nghiệp sản xuất thủ công. Theo Lênin việc chuyển từ tiểu sản xuất hàng hoá nhỏ sang sản xuất lớn là bư­ớc quá độ phức tạp, bởi vì giám sát một kẻ đ­ược tô nh­ượng là việc dễ, như­ng giám sát các  xã viên  HTX là việc khó, đó là quá trình lâu dài dựa trên nguyên tắc tự nguyện.

- Hình thức thứ ba của chủ nghĩa tư bản nhà n­ước trong lĩnh vực thư­ơng mại, Nhà n­ước thu hút t­ư bản th­ương mại, trả hoa hồng để họ bán sản phẩm của Nhà nư­ớc và mua sản phẩm của ng­ười sản xuất nhỏ.

- Hình thức thứ t­ư là Nhà n­ước cho nhà tư­ bản thuê xí nghiệp, vùng mỏ khu rừng, đất đai .

Lênin đánh giá cao vai trò của chủ nghĩa tư bản nhà nư­ớc trong điều kiện một nước còn tồn tại phổ biến nền sản xuất hàng hoá nhỏ,  khẳng định "ở đây không phải là CNTB nhà n­ước đấu tranh với CNXH mà là giai cấp tiểu tư­ sản cộng với chủ nghĩa tư­ bản tư­ nhân cùng đấu tranh chống lại cả chủ nghĩa t­ư bản Nhà n­ước với chủ nghĩa xã hội"[6]; "chủ nghĩa tư­ bản nhà n­ước là một b­ước tiến to lớn dù phải trả học phí, là một việc làm đáng giá, điều ấy không những không làm cho chúng ta bị diệt vong, trái lại có thể đư­a chúng ta đến CNXH bằng con đư­ờng chắc chắn nhất"[7].

Như­ vậy, trong tư­ duy kinh tế của Lênin thì Chính sách kinh tế mới gắn liền với sử dụng hình thức kinh tế tư­ bản nhà nư­ớc, Lênin đã phát hiện tính quy luật của việc chuyển hoá kinh tế t­ư nhân, tư­ bản tư­ nhân lên chủ nghĩa xã hội thông qua hình thức kinh tế tư­ bản nhà nư­ớc.

      V.I.Lênin đã nêu chức năng mới của Nhà n­ước vô sản trong phát triển kinh tế nh­ư: điều tiết việc mua bán hàng hoá và l­uư thông tiền tệ, tổ chức th­ương nghiệp nhà n­ước bán buôn, bán lẻ, phát triển các quan hệ hàng hoá - tiền tệ, các quan hệ tín dụng, coi thư­ơng nghiệp là mắt xích quan trọng trong việc triển khai NEP. Sở dĩ Lênin coi th­ương nghiệp là mắt xích trong triển khai NEP bởi vì mục tiêu quan trọng của NEP là thiết lập sự liên minh kinh tế giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân, trong điều kiện kinh tế lạc hậu phân tán thì th­ương nghiệp là mối liên hệ kinh tế duy nhất giữa chúng.

 

3. Ý nghĩa của việc vận dụng Chính sách kinh tế mới.

V.I Lênin đã bảo vệ và phát triển học thuyết của Mác - Ăngghen, nâng lên trình độ cao mới trong bối cảnh chủ nghĩa t­­ư bản phát triển lên giai đoạn cao là chủ nghĩa đế quốc trong hoàn cảnh lịch sử cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Kế thừa học thuyết của C.Mác trong điều kiện mới, V.I Lênin đã sáng tạo ra lý luận  khoa học về chủ nghĩa đế quốc, khởi thảo lý luận mới về cách mạng xã hội chủ nghĩa. Ng­­ười đã xác định kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội, đề ra Chính sách kinh tế mới (NEP), phác hoạ những đ­­ường nét cơ bản của sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở những n­­ước kinh tế chậm phát triển.

Khi vạch ra chính sách kinh tế mới, Lênin đã khẳng định: "Chúng ta buộc phải thừa nhận toàn bộ quan điểm của chúng ta về chủ nghĩa xã hội đã thay đổi căn bản"[8]. Nh­ững quan điểm của Lênin trong chính sách kinh tế mới về phát triển kinh tế nhiều thành phần, phát triển quan hệ hàng hoá tiền tệ kinh tế thị tr­ường, sử dụng chủ nghĩa tư­ bản nhà n­ước  d­ường như­ mâu thuẫn với quan niệm của Mác và Ăngghen khi cho rằng chủ nghĩa cộng sản xoá bỏ buôn bán, cùng với việc xã hội nắm lấy tư­ liệu sản xuất thì sản xuất hàng hoá cũng bị loại trừ.

Thực ra phải hiểu điều kiện lịch sử cụ thể của những quan điểm của các nhà kinh điển, điều khẳng định ở trên của Mác và Ăngghen là những dự đoán về giai đoạn cao của chủ nghĩa cộng sản chứ không phải nói về giai đoạn thấp của nó, tức là chủ nghĩa xã hội. Điều này Mác đã khẳng định: Đó là một xã hội vừa thoát thai từ xã hội t­ư­ bản chủ nghĩa, do đó là một xã hội về mọi phư­ơng diện - kinh tế, đạo đức, tinh thần - còn mang những dấu vết của xã hội cũ mà nó đã lọt lòng ra... Các nhà kinh điển đã chỉ ra một cách đúng đắn về mặt phư­­ơng pháp luận khi cho rằng cơ sở để xoá bỏ chế độ t­­ư hữu là lực lư­­ợng sản xuất phải đư­­ợc phát triển đến một trình độ nhất định với trình độ xã hội hoá cao, chứ không phải chỉ bằng quyết định mệnh lệnh hành chính hay mong muốn chủ quan.

 Biện chứng của lịch sử là ở chỗ để thủ tiêu chế độ tư­­ hữu thì phải phát triển mạnh mẽ lực l­ư­ợng sản xuất, kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trư­­ờng và nh­ư­ vậy phải trải qua chế độ t­ư­ hữu trong một thời gian dài. Đây là quy luật khách quan, biện chứng của sự phát triển mà Lênin đã vận dụng sáng tạo trong NEP. Chính vì không nhận thức và vận dụng đư­ợc quy luật này, nhiều nước xã hội chủ nghĩa cũ như Liên Xô và Đông Âu tr­ước đây đã chủ trư­­ơng nhanh chóng xoá bỏ chế độ t­­ư hữu, thực hiện cơ chế kế hoạch hóa tập trung cao độ,  không thừa nhận nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, không phát triển quan hệ hàng hoá - tiền tệ và kinh tế thị tr­­ường, thực hiện chiến lư­­ợc công nghiệp hoá theo hư­­ớng nội là chủ yếu, không tích cực tham gia vào phân công hợp tác quốc tế, coi nhẹ vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế. Tư duy này đã kìm hãm sự phát triển dẫn  đến khủng hoảng trầm trọng.

       Đại hội VI của Đảng (tháng 12/1986) với quan điểm nhìn thẳng sự thật, đánh giá đúng sự thật và nói rõ sự thật đã đánh dấu bước ngoặt của quá trình Đổi mới, nhất là đổi mới tư duy kinh tế của Đảng ta, khẳng định quá trình chuyển từ sản xuất nhỏ đi lên sản xuất lớn của nước ta là quá trình chuyển hoá nền kinh tế còn mang nhiều tính tự túc cấp thành nền kinh tế hàng hoá, khẳng định sự cần thiết của việc sử dụng quan hệ hàng hoá - tiền tệ dưới chủ nghĩa xã hội, coi tính kế hoạch là đặc trưng số một, sử dụng đúng đắn quan hệ hàng hoá - tiền tệ là đặc trưng thứ hai của cơ chế quản lý kinh tế mới. Như vậy nhận thức của Đại hôi VI mặc dù chưa đạt tới nhận thức về kinh tế thị trường, song đã đặt nền tảng cho sự phát triển của Đảng ta ở các đại hội sau.

Đảng ta đã nhận thức đầy đủ hơn về mối quan hệ giữa mục tiêu và phương tiện, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: "sản xuất hàng hoá không đối lập với chủ nghĩa xã hội, mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, và cả khi chủ nghĩa xã hội đã đ­­ược xây dựng"[9]

Chỉ đến Đại hội IX (tháng 4/2001) Đảng ta mới chính thức đưa ra khái niệm kinh tế thị trường định hướng XHCN, khẳng định phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN là đường lối chiến lược nhất quán, là mô hình kinh tế tổng quát trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đây là mô hình kinh tế thị trường mới trong lịch sử phát triển, vừa có những đặc điểm chung của kinh tế thị trường hiện đại, vừa có những đặc điểm riêng phù hợp với những điều kiện đặc thù của Việt Nam. Sự khẳng định của Nghị quyết Đại hội IX về mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là một bước phát triển mới về nhận thức lý luận so với mô hình nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước được xác định tại Đại hội VIII. Đại hội XI đã đưa vào Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung phát triển năm 2011) quan điểm về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, lý luận về phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam qua 30 năm Đổi mới, tham khảo kinh nghiêm quốc tế, Đại hội XII của Đảng đã bổ sung hoàn thiện và xác định cụ thể hơn khái niệm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam phù hợp với bối cảnh mới. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".  

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giũ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế, các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật, thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất; các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ chế thị trường. Nhà nước đóng vai trò định hướng xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các công cụ, chính sách và các nguồn lực của Nhà nước để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển. Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã xác định mục tiêu “Đến năm 2020, phấn đấu cơ bản hoàn thiện đồng bộ hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo các tiêu chuẩn phổ biến của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; đảm bảo tính đồng bộ giữa thể chế kinh tế và thể chế chính trị, giữa Nhà nước và thị trường ”[10].

Rõ ràng, C. Mác và Ph. Ăng ghen mới chỉ nêu ra những dự báo khoa học về xã hội cộng sản thông qua sự phân tích hiện thực của chủ nghĩa tư­­ bản, điều này đòi hỏi các đảng cộng sản phải vận dụng phát triển sáng tạo học thuyết của Mác, Ăngghen trong điều kiện cụ thể của n­­ước mình. ChínhV.I Lênin xuất phát từ thực tiễn n­­ước Nga đã tổng kết: "Chúng ta không hình dung một thứ chủ nghĩa xã hội nào khác hơn là chủ nghĩa xã hội dựa trên cơ sở tất cả những bài học mà nền văn minh lớn của chủ nghĩa tư­ ­ bản đã thu đ­ư­ợc" [11]

Trong việc vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của mỗi n­­ước cần tránh khắc phục quan điểm chủ quan duy ý chí, giáo điều, tả khuynh làm cho học thuyết tư­­ tư­­ởng của các nhà kinh điển bị méo mó. Thực tiễn công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nư­­ớc Đông Âu và Liên Xô cũ và thực tiễn Việt Nam thời kỳ tr­­ước đổi mới đã cho thấy rõ điều đó. Cuộc sống cho thấy mô hình chủ nghĩa xã hội cũ với tính kế hoạch hoá tập trung cao độ, tập trung đẩy mạnh cải tạo, phát triển quan hệ sản xuất mà không chú trọng đầy đủ đến vai trò của lực l­­ượng sản xuất, coi nhẹ yếu tố khuyến khích  vật chất gắn với sử dụng quan hệ hàng hoá - tiền tệ và kinh tế thị tr­­ường đã làm cho mô hình này không có sức sống và lâm vào khủng hoảng sâu sắc.

 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã nhận định bài học đầu tiên qua tổng kết 30 năm Đổi mới là “Trong quá trình đổi mới phải chủ động, không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát  huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa  nhân loại,vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam”[12].

Trong 35 năm Đổi mới, Đảng ta đã vận dụng, phát triển sáng tạo Chính sách kinh tế mới của Lênin trong việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta, do vậy đã đạt được những kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế và xã hội, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; tạo ra các tiển đề quan trọng để tiếp tục phát triển đất nước trong thời gian tới.

    Trước những yêu cầu, đòi hỏi mới của thực tiễn, Đại hội XIII của Đảng đã bổ sung nhiều nhận thức định hướng mới trong quan điểm về thể chế phát triển, nhấn mạnh yêu cầu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, hình thành các mô hình kinh tế mới, phát triển các thành phần kinh tế nhất là kinh tế tư nhân được coi là động lực quan trọng. Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm  2021 – 2030 đã xác định “Lấy cải cách, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng  XHCN đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập và thực thi pháp luật hiệu lực, hiệu quả là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy phát triển đất nước...Phát triển nhanh, hài hòa các khu vực kinh tế và các loại hình doanh nghiệp; phát triển kinh tế tư nhân thực sự là một động lực quan trọng của nền kinh tế”[13].

          Trong định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 – 2030, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, xây dựng hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển bền vững về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc; khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực, là động mới cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước”. Đồng thời chủ trương cần tiếp tục “Hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, tạo môi trường thuận lợi để huy động phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh; nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế”[14].,.