chính sách giáo dục của nhà nước Việt Nam

2 câu trả lời

Trang chủGiới thiệuLịch sử phát triển GIỚI THIỆU Cơ cấu tổ chức Lãnh đạo Bộ Cơ quan Bộ Các đơn vị trực thuộc Bộ Các đơn vị hữu quan Các dự án trực thuộc Bộ Chức năng nhiệm vụ Lịch sử phát triển VIDEO HOẠT ĐỘNG Hành trình Cuộc thi biên soạn sách dạy Tiếng Việt Cần đầu tư xứng tầm cho lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp Hỗ trợ hơn 1 triệu máy tính cho học sinh khó khăn Vận động quyên góp "Máy tính cho em" Phát động ủng hộ Máy tính cho em LIÊN KẾT WEBSITE Tóm lược Lịch sử phát triển Giáo dục và Đào tạo Việt Nam 12/08/2016 Cỡ chữMàu chữ: Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, giáo dục đã tồn tại, phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của dân tộc và luôn đóng vai trò quan trọng như một trụ cột cơ bản của việc xây dựng và vun đắp cho nền văn hiến lâu đời của đất nước. Trải qua các thời kỳ: thời tiền sử, thời trước Bắc thuộc, thời Bắc thuộc, thời độc lập trung đại và cận đại, thời thuộc Pháp và thời độc lập hiện đại, nền giáo dục đã từng phải đương đầu với âm mưu xâm lược và đồng hóa của các thế lực phong kiến, thực dân, song vẫn giữ được những truyền thống dân tộc tốt đẹp, tiếp thu có chọn lọc những gì tinh túy nhất của các trào lưu văn minh nhân loại để hình thành một nền giáo dục đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ và xây dựng đất nước, vừa có khả năng hội nhập vừa bảo toàn bản sắc dân tộc của riêng mình. Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945 Nền giáo dục Nho học của nhà nước phong kiến Việt Nam từ thế kỷ XI trải qua các thời Lý, Trần, Hồ, Hậu Lê, Tây Sơn, Nguyễn. Sự ra

Giáo dục là quá trình hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của con người nhằm tạo ra những phẩm chất và năng lực cần thiết của con người phù hợp với yêu cầu của xã hội. Giáo dục là quá trình dạy, rèn luyện và học tập nhằm nâng cao tri thức khoa học và kĩ năng nghề nghiệp.

Việt Nam là đất nước có truyền thống hiếu học và là một trong những quốc gia có trường đại học sớm nhất trên thế giới. Nếu ở châu Âu, trường đại học đầu tiên xuất hiện là Đại học Bologne của Italia ra đời vào năm 1080 thì ở Việt Nam trước đó 5 năm, vào năm 1075 (năm Ất Mão), vua Lý Nhân Tông đã xuống chiếu tuyển minh kinh bác học và thi Nho học tam trường tuyển nhân tài cho đất nước.1 Năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho mở Quốc Tử Giám ở ngay phía sau Văn Miếu, tuyển chọn con em hoàng tộc và quan lại triều đình cho vào học. Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên ở nước ta. Nhà vua chọn các danh nho, những vị khoa bảng nổi tiếng làm thầy giáo giảng dạy. Dưới thời vua Lý Nhân Tông, năm 1077, đã có “kì thỉ lại viền bằng phép viết chữ, phép tỉnh và hình luật”. Ba triều đại Lý, Trần, Hồ trong 398 năm đã đào tạo được khoảng 1000 tiến sĩ. Trong số các tiến sĩ đó có những người nổi tiếng, có nhiều đóng góp cho đất nước, góp phần làm rạng danh nước Việt như: Lê Văn Thịnh, Mạc Hiển Tích, Lê Văn Hưu, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn, Trần Đình Thâm, Chu Văn An, Phạm Sư Mạnh, Lê Quát, Hồ Tông Thốc, Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Vũ Mộng Nguyên[1]... Đen triều Hậu Lê, năm 1442, vua Lê Thái Tông đã cho khắc tên các tiến sĩ vào bia đá dựng ở Quốc Tử Giám. Đáng lưu ý là tư tưởng trọng người hiền tài như là nguyên khí của nước nhà thể hiện bằng lời ghi trong bia:

Hiền tài là nguyên khí của nước nhà. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh và càng lên cao. Nguyên khí suy thì thế nước hèn và càng xuống thấp, cho nên các bậc thánh đế minh vương không ai không chầm lo việc gây dựng nhân tài, bồi đắp nguyên khí.

Thời vua Lê Thánh Tông, triều đình đã định rõ thể lệ

thi cử: thi Hương ở các đạo, thi Hội, thi Đình ở kinh đô, cứ 3 năm tổ chức một kì thi. Thi Hương để chọn các cử nhân, tú tài, thi Hội để chọn các tiến sĩ, phó bảng. Thi Đình để phân hạng các tiến sĩ. Theo quy định của vua Lê Thánh Tông, người đỗ cả bốn kì thi Hương mới được vào thi Hội, người đỗ cả bốn kì thi Hội mới được vào thi Đình. Những người đỗ thi Đình được chia làm ba hạng gọi là ba giáp. Hạng nhất gồm ba danh gọi là tam khôi: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa (Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ); hạng nhì gọi chung là hoàng giáp (Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân), hạng ba gọi chung là Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân. Chỉ riêng trong triều đại vua Lê Thánh Tông đã đào tạo được 501 vị tiến sĩ trong đó có cả vị trạng nguyên, nhà toán học nổi tiếng Lương Thế Vinh. Nhà Hậu Lê với 354 năm tồn tại (từ 1428 đến 1788) gắn liền với tên tuổi của nhiều nhà khoa bảng nổi tiếng có công lao với đất nước như Nguyễn Trãi - tác giả của Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trực - Lưỡng quốc trạng nguyên, Ngô Sĩ Liên - tác giả của Đại Việt sử kí toàn thư, Lê Quý Đôn - tác giả của nhiều công trình nổi tiếng như Đại Việt thông sử, Quần thư khảo biện, Vân đài loại ngữ, Phủ biên tạp lục, Toàn Việt thi lục... Lịch sử khoa bảng Việt Nam kể từ năm 1075 khi nhà Lý cho tổ chức khoa thi đầu tiên đến năm 1919 (khoa thi cuối cùng) đã có cả thảy 2.896 người đỗ tiến sĩ. Đây thực sự là lực lượng quan trọng góp phần xây dựng nên nền văn hiến nước nhà.

Trong thời kì thực dân Pháp đô hộ, nước nhà không còn độc lập nên nền giáo dục quốc gia theo đúng nghĩa của nó cũng không còn. Trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” (Le Procès de la Colonisation Franọaise) xuất bản tại Pháp năm 1925, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết:

“Làm cho dân ngu đế dễ trị, đó là chính sách mà các nhà cầm quyền ở các thuộc địa của chúng ta ưa dùng nhất”.

Minh chứng điều này Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra:

“Lúc ấy, cứ một nghìn làng thì có đến một nghìn năm trầm đại lý bán lẻ rượu và thuốc phiện. Nhưng cũng trong sổ một nghìn làng đó lại chỉ cỏ vẻn vẹn mười trường học".

Hậu quả của chính sách đô hộ do thực dân Pháp để lại là 95% dân số nước ta mù chữ.