!.chính sách cai trị của triều đại phong kiến phương bắc? 2. các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu chống lại thời kì bắc thuộc nhân dân ta? 3. tình hình kinh tế chăm pa? 4.thành tựu văn hóa cham pa? 6.khúc thừa dụ giành quyền tự chủ? 7.những việc làm của khúc hạo?

1 câu trả lời

chính sách các triều đại phương bắc đối với nhân dân ta là:


*Về chính trị:



+ Thiết lập bộ máy cai trị do người Hán nắm giữ đến tận các huyện

+ Dùng mọi thủ đoạn: lực lượng quân sự, mua chuộc, chia rẽ

*Về kinh tế :

+ Đặt nhiều thứ thuế, thuế nặng

+Cống nạp sản vật quý ; Lao dịch nặng nề

*Về văn hóa :

+ Du nhập những phong tục, luật lệ của người Hán vào nước ta
+ Mở trường dạy chữ Hán
+ Đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta

* Chính sách thâm hiểm nhất

Là chính sách đồng hóa,
vì muốn biến nước ta thành một phần của lãnh thổ Trung Quốc, dân ta thành dân Trung Quốc.

 2

Những cuộc khởi nghĩa : cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 ; cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248, cuộc khởi nghĩa Lý Bí năm 542 - 602, cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan đầu thế kỉ XIII, cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng trong khoảng những năm 776 - 791, cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ năm 905, Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, kết thúc thời Bắc thuộc, mở ra thời kì mới, thời kì độc lập dân tộc.

* Kinh tế:

- Nông nghiệp:

+ Sử dụng công cụ bằng sắt, sức kéo trâu bò trong sản xuất.

+ Trồng lúa 2 vụ, làm ruộng bậc thang, trồng cây ăn quả...

+ Chăn nuôi, đánh cá, khai thác rừng.

- Thủ công nghiệp: làm gốm, dệt vải...

- Thương nghiệp: buôn bán với Giao Châu, Trung Quốc, Ấn Độ..

4* Kinh tế: đạt trình độ ngang với các nước xung quanh:

- Nông nghiệp:

+ Biết sử dụng công cụ bằng sắt, dùng sức kéo của trâu bò, biết làm ruộng bậc thang và xe guồng nước.

+ Trồng lúa một năm hai vụ, trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp.

+ Nghề khai thác lâm thổ sản (trầm hương, ngà voi,…) và đánh bắt cá phát triển.

- Thủ công nghiệp: nghề làm gốm khá phát triển.

- Thương nghiệp: Có sự giao lưu, buôn bán với các nước láng giềng.

* Văn hóa:

- Chữ viết: người Chăm đã có chữ viết riêng (từ thế kỉ IV).

- Tôn giáo: Người Chăm theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.

- Phong tục, tập quán: ở nhà sàn, ăn trầu cau, tục hỏa táng người chết, bỏ tro vào bình hoặc vò gốm rồi ném xuống sông hay biển.

- Nghệ thuật: người Chăm đã sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là các tháp Chăm, đền, tượng, các bức chạm nổi,…

6- Cuối thế kỉ IX nhà Đường suy yếu, nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra (tiêu biểu là khởi nghĩa Hoàng Sào)

=> Khúc Thừa Dụ tập hợp nhân dân nổi dậy.

- Giữa năm 905, Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị giáng chức.

- Khúc Thừa Dụ, được sự ủng hộ của nhân dân, đánh chiếm Tống Bình rồi tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ.

- Đầu năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ

- Khúc Thừa Dụ mất, Khúc Hạo lên thay đã:

+ Đặt lại các khu vực hành chính.

+ Cử người trông coi mọi việc đến tận xã.

+ Xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch thời Bắc thuộc.

+ Lập lại sổ hộ khẩu.

7* Những việc làm của Khúc Hạo:

- Đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến tận xã.

- Xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch của thời Bắc thuộc.

- Lập lại sổ hộ khẩu,...

* Mục đích:

- Gạt bỏ sự ảnh hưởng của chế độ đô hộ phương Bắc, xây dựng một cuộc sống mới, đất nước hoàn toàn tự chủ.

- Đất nước của người Việt do người Việt tự cai quản, tự quyết định tương lai của mình.

⟹ Nền đô hộ của thế lực phong kiến phương Bắc đối với nước ta đã chấm dứt, nhân dân ta đã giành được quyền tự chủ, mở đầu giai đoạn chuyển tiếp sang thời kì độc lập hoàn toàn

Câu hỏi trong lớp Xem thêm