chiến tranh thế giới thứ 2 đã gây ra những hậu quả gì cho nhân loại? Với tư cách là một học sinh em có thể làm gì để góp phần duy trì hòa bình thế giới? giúp mk với

2 câu trả lời

Đáp án & Giải thích:

- Chiến tranh thế giới thứ 2 đã gây ra những hậu quả cho nhân loại:

  + Chiến tranh kết thúc, hàng triệu người dân và người tị nạn châu Âu bị mất nhà cửa. Nền kinh tế cả châu lục sụp đổ, phần lớn các hạ tầng công nghiệp bị phá hủy. Liên Xô bị ảnh hưởng nặng nề nhất với thiệt hại của nền kinh tế lên đến 30%.

  + Hậu quả vô cùng nặng nề đối với nhân loại. Hơn 70 quốc gia với 1,7 tỷ người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người tàn phế và nhiều làng mạc, thành phố bị phá hủy, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại.

- Với tư cách là một học sinh em để góp phần duy trì hòa bình thế giới em có thể:

   + Viết thư cho bạn bè quôc tế những vùng có chiến tranh, tham gia các cuộc thi viết bài với chủ đề vì hoà bình (cuộc thi UPU).

   + Tham gia các diễn đàn vì hoà bình, chống chiến tranh do trường, địa phương tổ chức.

   + Cư xử với bạn bè và mọi người xung quanh một cách thân thiện, đoàn kết, nhân ái.

   + Tôn trọng những nét đặc trưng văn hoá của các dân tộc và các quốc gia trên thế giới.

Chúc bn hc tốt nha!

-Nhận xét về hậu quả:  cuộc chiến tranh gây ra hậu quả hết sức nặng nề về người và của: 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương…

-Rút ra bài học:

-Cuộc chiến tranh gây ra hậu quả vô cùng nặng nề, vì vậy cần có ý thức bảo vệ hòa bình thế giới là trách nhiệm chung của toàn nhân loại.

– thế giới hiện nay đang đứng trước nguy cơ lớn dẫn đến chiến tranh như: tranh chấp xung đột lãnh thổ giữa các quốc gia hay chiến tranh hạt nhân giữa các nước… Vì vậy các quốc gia cần phải tăng cường hòa bình, sử dụng các biện pháp hòa bình để giải quyết mâu thuẫn.

Chiến tranh kết thúc, hàng triệu người dân và người tị nạn châu Âu bị mất nhà cửa. Nền kinh tế cả châu lục sụp đổ, phần lớn các hạ tầng công nghiệp bị phá hủy. Liên Xô bị ảnh hưởng nặng nề nhất với thiệt hại của nền kinh tế lên đến 30%.

Những trận ném bom của Không quân Đức vào Frampol, Wieluń và Warsaw, Ba Lan năm 1939 đã hình thành khái niệm ném bom chiến lược nhắm hoàn toàn vào dân thường. Những trận ném bom tương tự sau đó của cả quân Đồng Minh và quân Trục đã khiến nhiều thành phố bị tàn phá nặng nề.

Những nỗ lực tham chiến đã làm nên kinh tế Vương quốc Anh kiệt quệ. Chính phủ liên minh tạm thời trong chiến tranh bị giải thể, bầu cử mới được tổ chức và đảng của tướng Winston Churchill thất bại với số phiếu áp đảo thuộc về Đảng Lao động.

Năm 1947, bộ trưởng quốc phòng Mỹ George Marshall đã triển khai kế hoạch phục hưng châu Âu (Kế hoạch Marshall), kéo dài từ năm 1948 - 1952. 17 tỉ USD đã được sử dụng để phục hồi lại nền kinh tế Tây Âu.

Hậu quả vô cùng nặng nề đối với nhân loại. Hơn 70 quốc gia với 1,7 tỷ người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người tàn phế và nhiều làng mạc, thành phố bị phá hủy, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại.