Chi tiết "Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời." có ý nghĩa gì? Hãy diễn đạt ý nghĩa ấy bằng một đoạn văn ngắn $\text{(khoảng 5-7câu)}$
2 câu trả lời
Bài làm tham khảo:
"Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời." là một câu kết thúc sự việc Thánh Gióng đi đánh giặc. (1) Câu văn cho thấy được sự yêu nước của Thánh Gióng khi xung phong đánh trận từ bé mà còn không màng danh lợi. (2) Không màng danh lợi, không đòi hỏi công danh, phần thưởng, ... chỉ đơn thuần coi đó là một hành động thể hiện vì lòng yêu nước của minh. (3) Hành động cởi giáp sắt bỏ lại rồi bay về trời cho thấy được hình ảnh cao cả, như hình ảnh Gióng là biểu tượng của người dân nước ta. (4) Tóm lại, từ đó nơi đỉnh núi ấy đã để lại cho người dân dấu tích của chiến công mà Gióng để lại. (5)
- Chi tiết "Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời." có ý nghĩa :Giong không màng địa vị, danh lợi=> Thể hiện sự bất tử hóa của Thánh gióng
Đoạn văn:
Nhân dân vì kính trọng, yêu mến vị anh hùng nên đã bất tử hóa Thánh Giong, thể hiện ở việc gióng không quay về cung vua để nhân thưởng mà bay về trời. Giong là 1 vị anh hùng vĩ đại, bất khuất , bất tử, dành cuộc đời mình để chống giặc ngoại xâm, mang lại hòa bình cho dân tộc, cho đất nước. Giong sinh ra từ một nhà nghèo, sinh ra trong im lặng nên khi trở về cũng trong lặng im. Giong không mong việc sẽ được người khác biết đến mình, về chiến công của mình. Tuy đã về cõi hư không nhưng Giong vẫn luôn dõi theo cuộc sống của dân tộc ta, phù hộ và che chở dân chúng.Giong được suy tôn làm Phù Đổng Thiên Vương, được lập đền thờ ngay tại quê nhà để ghi nhớ công ơn. Từ ngàn năm nay, lễ hội Giong đã trở thành lễ hội lớn nhất miền Bắc , được tổ chức để tưởng nhớ vị anh hùng kiên cường bất khuất của dân tộc..