Chỉ ra lòng thương người và niềm hoài cổ mà nhà thơ Vũ Đình Liên thể hiện trong bài thơ Ông Đồ

1 câu trả lời

Nếu như Thế Lữ dùng thơ để khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước, thì Vũ Đình Liên lại gợi nhớ về một nét đẹp văn hoá cổ truyền đã mai một, chỉ còn lại nỗi đau khôn nguôi trong lòng người khi nhớ về cảnh cũ. Ông đồ thể hiện thật cảm động những tình cảm đó. Nhận xét về tác phẩm, có ý kiến cho rằng “Hai nguồn cảm hứng tạo nên thi phẩm ông đồ là lòng thương người và niềm hoài cổ “.

Trước hết, đén với bài thơ, ta bắt gặp tình cảm của nhà thơ, lòng thương với những lớp người như ông đồ. Cảm hứng thương người của VĐL là thương cảnh đời của những kẻ đói rét, những người đàn bà sa cơ, những em bé mồ côi nức nở trong cơn mê Tôi muốn nguồn thơ muôn năm không hết/ Để ru ca nỗi đau khổ khôn cùng. (Hối hận).Ông đồ, cái di tích tiều tụy, đáng thương của một thời tàn trở thành đề tài trong thơ ông. Lòng yêu mến, kính trọng 1 tài năng đã bắt đầu rơi vào quên lãng được nhà thơ thể hiện qua từng câu, từng chữ. Đó là lời ngợi ca về tài năg của ông đồ: 

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài:
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay”

Ông đồ với mực tàu giấy đỏ đã trở thành một hình ảnh thân thuộc, là một phần không thể thiếu tạo nên nét đẹp văn hóa cổ truyền của ngày Tết. Hình ảnh ông đồ đã ăn sâu vào tâm thức người Việt. Ở khổ 1, ta thấy hoa và người đồng hiện, soi chiếu, tôn vinh nhau. Mỗi dịp đào nở hoa trước đất trời mùa xuân là mỗi dịp ông đồ trổ tài hoa trước công chúng. Sắc hoa đào rực rỡ hòa với sắc thắm tươi của tờ giấy đỏ. Nếu hoa đào làm cho cảnh sắc mùa xuân thêm rực rỡ, tươi tắn thì ông đồ cùng với mực tàu giấy đỏ lại như một nén hương trầm làm mùa xuân thêm thiêng liêng, ấm cúng. Ông đồ tài hoa: được thể hiện qua biện pháp so sánh và thành ngữ: Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay. Nét chữ – nét người, nét chữ rồng bay phượng múa – hồn người bay bổng phóng khoáng. Ông đồ là một nghệ sĩ có tài hoa và có tâm hồn. Những chữ của ông trở thành những họa phẩm của nghệ thuật thư pháp. Ông đồ là một hình ảnh trung tâm làm nên nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc được mọi người mến mộ. Ở đây, ta thấy sự hòa hợp giữa hoa đào – ông đồ – công chúng cũng chính là sự hòa hợp giữa thiên nhiên – con người – thời thế. Đoạn thơ đã tái hiện một nét đẹp văn hoá, một thú chơi tao nhã mà thanh lịch.  Ẩn đằng sau câu chữ là sự quý trọng ông đồ, quý trọng một nếp sống văn hoá của dân tộc.