Chỉ ra các câu ghép và mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép ấy ? (trong bài lão Hạc) Từ " Và lão kể ....nhờ hàng xóm cả "

2 câu trả lời

Và lão kể. Lão kể nhỏ nhẹ và dài dòng thật. Nhưng đại khái có thể rút vào hai việc. Việc thứ nhất: Lão thì già, con đi vắng, vả lại nó cũng còn dại lắm, nếu không có người trông nom cho thì khó mà giữ được vườn đất để làm ăn ở làng này. Tôi là người nhiều chữ nghĩa, nhiều lý luận, người ta kiêng nể, vậy lão muốn nhờ tôi cho lão gửi ba sào vườn của thằng con lão, lão viết văn tự nhượng cho tôi để không ai còn tơ tưởng dòm ngó đến; khi nào con lão về thì nó sẽ nhận vườn làm, nhưng văn tự cứ để tên tôi cũng được, để thế để tôi trông coi cho nó... Việc thứ hai: lão già yếu lắm rồi, không biết sống chết lúc nào, con không có nhà, lỡ chết không biết ai đứng ra lo cho được; để phiền cho hàng xóm thì chết không nhắm mắt; lão còn được hăm nhăm đồng bạc với năm đồng bạc vừa bán chó là ba mươi đồng bạc, muốn gửi tôi, để lỡ có chết thì tôi đem ra, nói với hàng xóm giúp, gọi là của lão có tí chút, còn bao nhiêu đành nhờ hàng xóm cả…

Câu ghép:

`+` Việc thứ nhất: Lão thì già, con đi vắng, vả lại nó cũng còn dại lắm, nếu không có người trông nom cho thì khó mà giữ được vườn đất để làm ăn ở làng này.

Lão thì già, con đi vắng

`->` Quan hệ đồng thời

vả lại nó cũng còn dại lắm

`->` Quan hệ tăng tiến

nếu không có người trông nom cho thì khó mà giữ được vườn đất để làm ăn ở làng này.

`->` Quan hệ điều kiện `-` kết quả

`+` Tôi là người nhiều chữ nghĩa, nhiều lý luận, người ta kiêng nể, vậy lão muốn nhờ tôi cho lão gửi ba sào vườn của thằng con lão, lão viết văn tự nhượng cho tôi để không ai còn tơ tưởng dòm ngó đến; khi nào con lão về thì nó sẽ nhận vườn làm, nhưng văn tự cứ để tên tôi cũng được, để thế để tôi trông coi cho nó.

Tôi là người nhiều chữ nghĩa, nhiều lý luận, người ta kiêng nể

`->` Quan hệ giải thích

vậy lão muốn nhờ tôi cho lão gửi ba sào vườn của thằng con lão, lão viết văn tự nhượng cho tôi để không ai còn tơ tưởng dòm ngó đến

`->` Quan hệ tiếp nối

khi nào con lão về thì nó sẽ nhận vườn làm, nhưng văn tự cứ để tên tôi cũng được, để thế để tôi trông coi cho nó.

`->` Quan hệ tương phản

`+` Việc thứ hai: lão già yếu lắm rồi, không biết sống chết lúc nào, con không có nhà, lỡ chết không biết ai đứng ra lo cho được; để phiền cho hàng xóm thì chết không nhắm mắt; lão còn được hăm nhăm đồng bạc với năm đồng bạc vừa bán chó là ba mươi đồng bạc, muốn gửi tôi, để lỡ có chết thì tôi đem ra, nói với hàng xóm giúp, gọi là của lão có tí chút, còn bao nhiêu đành nhờ hàng xóm cả

Việc thứ hai: lão già yếu lắm rồi, không biết sống chết lúc nào, con không có nhà, lỡ chết không biết ai đứng ra lo cho được; để phiền cho hàng xóm thì chết không nhắm mắt

`->` Quan hệ liệt kê

lão còn được hăm nhăm đồng bạc với năm đồng bạc vừa bán chó là ba mươi đồng bạc, muốn gửi tôi

`->` Quan hệ bổ sung

để lỡ có chết thì tôi đem ra, nói với hàng xóm giúp, gọi là của lão có tí chút, còn bao nhiêu đành nhờ hàng xóm cả

`->` Quan hệ giải thích

Việc thứ nhất: lão thì già, con đi vắng, vả lại cũng còn dại lắm, nếu không có người trông nom cho thì khó mà giữ được vườn đất để làm ăn ở làng này; tôi là người nhiều chữ nghĩa, nhiều lí luận, người ta kiêng nể, vậy lão muốn nhờ tôi cho lão gửi ba sào vườn của thằng con lão; lão viết văn tự nhượng cho tôi để không ai còn tơ tưởng dòm ngó đến; khi nào con lão về thì nó sẽ nhận vườn làm, nhưng văn tự cứ để tên tôi cũng được, để thế để tôi trông coi nó...

CN1: lão

VN1: thì già

CN2: con

VN2: đi vắng, vả lại cũng còn dại lắm

`->` Các vế câu được nối bởi dấu phẩy (,)

- Quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép là quan hệ ngang bằng, liệt kê

CN3: tôi

VN3: là người nhiều chữ nghĩa, nhiều lí luận, người ta kiêng nể

CN4: lão

VN4: muốn nhờ tôi cho lão gửi ba sào vườn của thằng con lão

`->` Các vế câu được nối bởi quan hệ từ "vậy"

- Quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép là quan hệ giải thích

CN5: lão

VN5: viết văn tự nhượng cho tôi

CN6: không ai

VN6: còn tơ tưởng dòm ngó đến

`->` Các vế câu được nối bởi quan hệ từ "để"

- Quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép là quan hệ giải thích

CN7: con lão

VN7: về

CN8: nó

VN8: sẽ nhận vườn làm

`->` Các vế câu được nối bởi cặp quan hệ từ "khi...thì...."

- Quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép là quan hệ giả thiết-kết quả

CN9: văn tự

VN9: cứ để tên tôi cũng được

CN10: tôi

VN10: trông coi cho nó

`->` Các vế câu được nối bởi quan hệ từ "nhưng"

- Quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép là quan hệ tương phản

`->` Các vế câu được nối bởi quan hệ từ "để"

- Quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép là quan hệ giải thích

_____________________________________________________________________

Việc thứ hai: lão già yếu lắm rồi, không biết sống chết lúc nào, con không có nhà, lỡ chết không biết ai đứng ra lo cho được; để phiền cho hàng xóm thì chết không nhắm mắt; lão còn được hăm nhăm đồng bạc với năm đồng bạc vừa bán chó là ba mươi đồng bạc, muốn gửi tôi, để lỡ có chết thì tôi đem ra, nói với hàng xóm giúp, gọi là của lão có tí chút, còn bao nhiêu đành nhờ hàng xóm cả...

CN1: lão

VN1: già yếu lắm rồi, không biết sống chết lúc nào

CN2: con

VN2: không có nhà, lỡ chết không biết ai đứng ra lo cho được; để phiền cho hàng xóm thì chết không nhắm mắt

`->` Các vế câu được nối bởi dấu phẩy (,)

- Quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép là quan hệ ngang bằng, liệt kê

CN3: lão

VN3: còn được hăm nhăm đồng bạc với năm đồng bạc vừa bán chó là ba mươi đồng bạc, muốn gửi tôi, để lỡ có chết

CN4: tôi

VN4: đem ra, nói với hàng xóm giúp, gọi là của lão có tí chút, còn bao nhiêu đành nhờ hàng xóm cả...

`->` Các vế câu được nối bởi quan hệ từ "thì"

- Quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép là quan hệ giả thiết-kết quả

`@Sú`