châu âu và châu mĩ giữa 2 cuộc cách mạng thế giới

2 câu trả lời

Tình hình kinh tế, chính trị ở các nước Châu Âu trong những năm 1918-1923 và 1924-1929 .Năm 1918-1923 1924-1929                                                                                                                                 - Kinh tế: suy sụp                                                                                                                                         - Chính trị: cách mạng bùng nổ => nền thống trị của giai cấp tư sản không ổn định                               - Kinh tế: phục hồi và phát triển nhanh chóng                                                                                             - Chính trị: Ổn định

1. Những nét chung

- Do hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, tình hình châu Âu có nhiều biến đổi:

 + Một số quốc gia mới đã ra đời từ sự tan vỡ của đế quốc Áo - Hung và bại trận của nước Đức.

 + Hầu hết các nước châu Âu, kể cả thắng trận và thua trận đều bị suy sụp về kinh tế (nước Pháp có tới 1,4 triệu người chết, nước Đức với 1,7 triệu người chết và mất toàn bộ thuộc địa...).

 + Một cao trào cách mạng đã bùng nổ ở các nước châu Âu, nền thống trị của giai cấp tư sản bị chấn động dữ dội, có nơi khủng hoảng trầm trọng.

- Trong những năm 1924 - 1929, các nước tư bản châu Âu trở lại sự ổn định về chính trị, phục hồi và phát triển kinh tế.

a) Nguyên nhân:

- Khủng hoảng kinh tế thừa do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận năm 1924 - 1929.

- Cùng với đó là chủ nghĩa tư bản phát triển quá mức.

Mục b

b) Hậu quả:

- Tàn phá nặng nề kinh tế tư bản chủ nghĩa, nhân dân đói khổ, hàng chục triệu người thất nghiệp.

- Nhiều nông dân mất đất do hậu quả nặng nề của cuộc Đại khủng hoảng đã phải chật vật đi làm thuê để kiểm sống 

* Tác động đối với nước Đức:

- Khủng hoảng tán phá nghiệm trọng trong nước.

- Giai cấp tư sản đưa Hít-le lên nắm chính quyền. Ngày 30/1/1933, Hít-le lên làm thủ tướng và sau đó biến nước Đức thành lò lửa chiến tranh.

4. Phong trào Mặt trận dân chủ chống chủ nghĩa phát xít và chống chiến tranh năm 1929 - 1939

- Từ năm 1929, trước nguy cơ xuất hiện chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới, một cao trào cách mạng lại bùng nổ.

- Dưới sự chỉ đạo của Quốc tế cộng sản, phong trào đấu tranh thành lập Mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít đã lan rộng ở nhiều nước tư bản châu Âu.

- Ở Pháp:

+ Ngày 6 - 2 - 1934, phát xít "Chữ thập lửa" gồm 2 vạn tên có vũ trang xông vào trụ sở Quốc hội, âm mưu lật đổ chính phủ và thiết lập chế độ phát xít. Đảng Cộng sản Pháp đã kịp thời huy động công nhân xuống đường đấu tranh, đánh bại lực lượng phát xít.

+ Tháng 5 -1935, Một trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít được thành lập, bao gồm Đảng Cộng sản, Đảng Xã hội và nhiều đảng phái, đoàn thể chính trị khác.

+ Trong cuộc tổng tuyển cử tháng 5 - 1936, Mặt trận nhân dân Pháp giành được thắng lợi. Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp được thành lập và thi hành một số chính sách tiến bộ trong những năm 1936 - 1939.

- Ở Tây Ban Nha:

+ Tháng 2 - 1936, Mặt trận nhân dân cũng thu được thắng lợi trong tổng tuyển cử và chính phủ Mặt trận nhân dân được thành lập.

+ Nhờ sự hậu thuẫn của phát xít Đức và I-ta-li-a, các thế lực phát xít Tây Ban Nha tiến hành đảo chính ở nhiều thành phố. Cuộc chiến tranh chống phát xít của nhân dân Tây Ban Nha kéo dài hơn ba năm (1936 - 1939), với sự giúp đỡ của những đội quân tình nguyện đến từ 53 nước trên thế giới, cuối cùng bị thất bại.

 

- Quốc tế cộng sản là một tổ chức cách mạng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.

- Trong thời gian hoạt động (1919-1943), Quốc tế cộng sản đã tiến hành bảy lần đại hội, đề ra đường lối cách mạng đúng đắn cho từng thời kì phát triển của cách mạng thế giới.

- Trước nguy cơ phát triển của chủ nghĩa phát xít, Quốc tế Cộng sản đã kêu gọi nhân dân các nước thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít.

=> Như vậy, Quốc tế Cộng sản có công lao to lớn trong việc thống nhất và phát triển phong trào cách mạng thế giới.

Châu mĩ:

Mĩ bước vào thời kì phồn vinh và trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế. Công nghiệp ở nước Mĩ là phát triển nhất vì áp dụng được những thành tựu về khoa học - kĩ thuật.

Do sự phát triển kinh tế không đồng đều giữa các khu vực.

Nhà nước Mĩ nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933:

Đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng bằng Chính sách mới của Tổng thống Ru – dơ – ven.


Sao kì kì o______________________________o

 Quốc tế Cộng sản đã tiến hành bảy lần đại hội, đề ra đường lối cách mạng đúng đắn cho từng thời kì phát triển của cách mạng thế giới.

- Trước nguy cơ phát triển của chủ nghĩa phát xít, Quốc tế Cộng sản đã kêu gọi nhân dân các nước thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít.

=> Quốc tế Cộng sản đã có công lao to lớn trong việc thống nhất và phát triển phong trào cách mạng thế giới.