…Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất Hãy viết đoạn văn cảm nhận của em về đoạn văn trên
1 câu trả lời
Nói về lẽ thường tình của con người. Không nên chỉ nhìn mặt mà bắt hình dong cũng như không tìm hiểu kỹ nguyên nhân, lý do sâu xa mà đánh giá người khác. Đến lúc quá đói quá khổ rồi thì dù cho có trong sạch cỡ nào cũng muốn kiếm miếng ăn và biết đâu được vì miếng ăn mà họ có thể làm mọi điều, bao gồm cả việc xấu. Vì thế nên đừng bao giờ đánh giá người khác khi ta chưa hiểu lý do, chưa biết nguyên nhân vì sao họ lại làm vậy. Điều đó sẽ dẫn đến đánh giá bị sai lệch.
Ở cái xã hội phong kiến đó rất là khổ cực, vất vả. Dù rằng họ sẽ muốn giúp đỡ nhau nhưng cũng không được vì chính bản thân hay con cái họ cũng đang phải khổ sở, leo lắt qua ngày đó thôi . Dù rằng tâm lương tốt nhưng vì cuộc sống mà phải thay đổi tính cách , vì vậy mà người chồng chỉ dám buồn chứ không dám giận .
Đồng thời nó còn có sức mạnh cảm hóa những người xung quanh, giúp họ sống hướng thiện. Ví dụ tiêu biểu đó chính là luật pháp, luôn có những sự khoan hồng. Người có lòng vị tha được mọi người yêu mến, nể trọng. Bởi vậy, họ thường được giúp đỡ và dễ thành công trong cuộc sống. Vì vậy, những kẻ sống thờ ơ, ích kỷ thật đáng phê phán. Bản thân mỗi người hãy biết vị tha đúng lúc, đúng chỗ để khiến cuộc sống có ý nghĩa hơn.
`#` `Tranhoang40860`