”Cháo chín, chị Dậu bắc mang ra giữa nhà, ngả mâm bát múc ra la liệt. Rồi chị lấy quạt quạt cho chóng nguội. Tiếng trống và tiếng tù và đã thủng thẳng đua nhau từ phía đầu làng đến đình. Tiếng chó sủa vang các xóm.”... (Trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố, SGK Ngữ Văn 8, tập một, trang 29) 1. Kể tên những văn bản đã học cùng thời kì và khuynh hướng sáng tác với văn bản có chứa phần trích trên? Em biết gì về xã hội Việt Nam thời kì ấy

2 câu trả lời

Em tham khảo ý kiến dưới đây nhé:

1: Những văn bản đã học cùng thời kì và khuynh hướng sáng tác: Lão Hạc.

2: Những nét đặc trưng của xã hội Việt Nam thời kỳ ấy:

- Đây là giai đoạn xã hội Việt Nam nửa thuộc địa, nửa phong kiến.

- Người nông dân phải sống dưới ách thống trị, đô hộ của bọn thực dân, nỗi khổ về vật chất, nỗi lo về miếng cơm, manh áo. Con người bị xúc phạm về nhân phẩm, bị huỷ hoại về nhân tính, bị bóp chết những ước mơ, bị đẩy vào tình trạng sống mòn, không lối thoát.

1.Những văn bản có cùng khuynh hướng với tác phẩm trên: Lão Hạc

2.Nhận xét xã hội Việt Nam thời kì đó:

-Thời kì trên là thời kì xã hội thực dân nửa phong kiến

-Thời kì đen tối của xã hội Việt Nam với sự thống trị của bọn thực dân và giai cấp phong kiến

-Người dân lao động trong thời kì này bị áp bức, bót lột nặng nề. Họ bị bần cùng hóa và bi kịch của chị Dậu mới chỉ dừng lại ở bi kịch vật chất. Còn có những người dân chịu cả bi kịch về tinh thần. Chị Dâu chỉ là một nhân vật điển hình của văn học còn thực tế xã hội thời kì đó có rất nhiều chị Dậu, lão Hạc,...

Câu hỏi trong lớp Xem thêm