“Chẳng có ai tẻ nhạt ở trên đời Mỗi số phận chứa một phần lịch sử Mỗi số phận rất riêng dù rất nhỏ Chắc hành tinh nào đã sánh nổi đâu? Dẫu anh sống chỉ một đời lặng lẽ Quen với cái lặng thinh không tô vẽ cho mình Thì lại chính cái lặng thinh nhường ấy Biến anh thành đáng nhớ với xung quanh.” Từ Ý thơ trên hãy viết bài văn bày tỏ suy nghĩ của mình về những điều rất nhỏ nhưng đáng nhớ trong cuộc sống

2 câu trả lời

Anh chị hiểu như thế nào về  lốisống“chỉ một đời lặng lẽ”?

A. Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề

- Giới thiệu vấn đề

B. Thân bài

1. Giải thích

- Những điều nhỏ là gì?

- Vì sao những điều đó lại đáng nhớ trong cuộc sống.

2. Bàn luận

 - Trên đời này, không có ai là người tẻ nhạt, vô vị.

 - Tẻ nhạt là vô vị, nhạt nhoà, không bản sắc, vô tích sự. Trong con mắt của Eptusenko, không có ai là người như thế.

 - Mỗi cá thể là một phần tất yếu của nhân loại.

 - Mỗi hành tinh trong vũ trụ dĩ nhiên là bí ẩn và kì vĩ, nhưng những vật thể ấy dù lớn lao, kì vĩ bao nhiêu thì cũng chỉ là những vật vô tri, được cấu tạo bởi những nguyên tố vật chất thuần tuý.

C. Kết bài

- Suy nghĩ của bản thân

** Bài viết tham khảo

    Các nhà thơ, nhà văn họ sẽ đem những nội dung, tư tưởng nào đó gửi gắm đến độc giả của mình. Với Eptusenko qua những câu thơ ông đã bày tỏ suy nghĩ và những quan điểm của bản thân về những điều đáng nhớ trong cuộc đời.

   Bằng hình thức thơ, Eptusenko muốn phát biểu một quan niệm: trên đời này, không có ai là người tẻ nhạt, vô vị. Mỗi người sinh ra đều mang trong mình những điều kì diệu. Dù riêng tư, nhỏ bé đến đâu, mỗi cá thể đều góp phần làm nên lịch sử của nhân loại. Vì thế, không hành tinh nào trong vũ trụ này có thể sánh được với sự cao cả của con người. Như vậy, Eptusenko muốn dành cho con người một vị thế cao quý bậc nhất trong tất cả các tạo vật. Quan niệm này có sự gặp gỡ với tư tưởng của Mác-xim Go-rơ-ki: “Con người, hai tiếng đó vang lên mới dũng cảm và kiêu hãnh làm sao!".

     Chẳng có ai té nhạt mãi trên đời có nghĩa là gì? Tẻ nhạt là vô vị, nhạt nhoà, không bản sắc, vô tích sự. Trong con mắt của Eptusenko, không có ai là người như thế. Con người, ai cũng vậy, đều là tạo vật kì diệu nhất trong vũ trụ, bởi vì, ngoài phần thể xác, con người còn có trí tuệ, tâm hồn. Trí tuệ giúp con người hiểu biết thế giới khách quan và hiểu biết chính mình, trở nên khôn ngoan, có khả năng khám phá khôn cùng những bí ẩn trong tự nhiên và xã hội. Cũng nhờ có trí tuệ, con người mới có thể không ngừng sáng tạo nhằm nâng cao mọi mặt cuộc sống. Bên cạnh đó, con người còn có tình cảm, có đời sống tâm hồn. Đó là tình cảm đối với những người thân yêu, ruột rà, với bạn bè, đồng loại; biết yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. Đó là khả năng rung động trước mọi vẻ đẹp muôn màu trong thế giới. Đó là khát vọng được chiếm lĩnh những giá trị của sự sáng tạo... Những tố chất ấy như những hạt giống quý, tiềm ẩn trong mỗi con người. Vì vậy, theo Eptusenko, không có lí gì con người lại trở nên nhạt nhoà, vô tích sự. Những người tài danh, xuất chúng đương nhiên là khẳng định được vị thế giữa cộng đồng, nhưng ngay cả những ké tưởng hèn mọn nhất, trong quan niệm của nhà thơ, cũng không “tẻ nhạt mãi trên đời”, không phải là những “người thừa”. Mỗi cá nhân là một chân giá trị, không gì có thể thay thế.

    Quan niệm này xuất phát từ cơ sở: mỗi cá thể là một phần tất yếu của nhân loại. Lịch sử được tạo nên không chỉ bởi những con người ưu tú, mà còn bởi những người nhỏ bé, vô danh, hay nói như Nguyễn Khoa Điềm, lớp lớp những người Không ai nhớ mặt đặt tên / Nhưng họ đã làm ra Đất Nước. Mặt khác, mỗi con người, mỗi số phận có thể chứa đựng những được mất, vui buồn của cuộc sống. Soi vào số phận mỗi con người, ta bắt gặp sự thật của xã hội, của thời đại. Cho nên, Eptusenko hoàn toàn có lí khi khẳng định: Mỗi số phận chứa một phần lịch sử.

     Mỗi hành tinh trong vũ trụ dĩ nhiên là bí ẩn và kì vĩ, nhưng những vật thể ấy dù lớn lao, kì vĩ bao nhiêu thì cũng chỉ là những vật vô tri, được cấu tạo bởi những nguyên tố vật chất thuần tuý. Vì vậy, chúng không thể sánh với sự linh diệu của con người - thực thể có tư duy, có tâm hồn, tâm linh. Không phải ngẫu nhiên mà mỗi con người đều được xem là một “tiểu vũ trụ”. Sự sinh động, phong phú và bí ẩn của “tiểu vũ trụ” ấy có thể vượt xa bất cứ hành tinh nào trong đại vũ trụ bao la.

      Tư tưởng của Eptusenko thể hiện trong bốn câu thơ trên là một tư tưởng đầy tính chất nhân văn, cao đẹp, mang màu sắc lãng mạn. Nó khẳng định niềm tin vững chắc của ông về giá trị, vị thế của con người. Tư tưởng ấy buộc ta phải có cái nhìn đúng đắn đối với người khác. Lẽ đời xưa nay, những người nổi tiếng dễ nhận được sự tán dương, ca tụng, ngược lại, những kẻ thấp hèn dễ bị khinh thị, coi thường. Đó thực sư là những định kiến sai lầm. Nói như Nguyễn Khải, trên đời, ai mà chẳng có phần tốt đẹp. Bên cạnh thiểu số xuất chúng, số đông nhân loại là bình dị, vô danh, nhưng chính họ đã góp phần bồi đắp những giá trị vĩnh hằng.

    Quan điểm đúng đắn của Eptusenko cũng giúp ta tự tin hơn vào chính bản thân. Đừng buồn khi thấy ta không phải thuộc bộ phận “tinh hoa” của nhân loại. Có thể không có khả năng phát minh khoa học, sáng tạo nghệ thuật, nhưng chúng ta có thể sống đầy đủ ý nghĩa cuộc sống của một đời người. Có thể không là một nhà du hành vũ trụ, không là một doanh nhân thành đạt hay một nhà quản lí xuất sắc, nhưng ta vẫn hoàn toàn có thể là một con người hữu ích giữa cộng đồng với những đóng góp tích cực tuỳ theo khả năng của mình.

   Với nhận thức "Chẳng có ai tẻ nhạt mãi trên đời", mỗi người có thể tự đánh thức những tiềm năng của bản thân để có thể làm nên những điều kì diệu trong cuộc sống. Nếu đánh mất nhân phẩm và những giá trị vốn có, trước khi truy tìm nguyên nhân từ hoàn cảnh, mỗi cá nhân cũng phải tự chịu trách nhiệm với chính mình.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm