Chân trời sáng tạo Điều kiện tự nhiên : Trung Quốc;Hy Lạp ; La Mã cổ đại Nhà nước: Trung Quốc;Hy Lạp ; La Mã cổ đại Thành tựu văn hoá Trung Quốc;Hy Lạp ; La Mã cổ đại Mong giải giúp e vs ạ 🥺

2 câu trả lời

1. Điều kiện tự nhiên:

a. Trung Quốc: Người Trung Quốc đã xây dựng nền văn minh đầu tiên ở lưu vực sông Hoàng Hà, sau đó mở rộng đến lưu vực sông Trường Giang (Dương Tử).

- Thuận lợi:

+ Phù sa của hai dòng sông này đã tạo nên đồng bằng Hoa Bắc, Hoa Trung và Hoa Nam rộng lớn, phì nhiều, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

+ Thượng nguồn các dòng sông là vùng đất cao, có nhiều đồng cỏ nên chăn nuôi đã phát triển từ sớm.

+ Giao thông đường thủy

+ Hệ thống tưới tiêu

+ Đánh bắt cá làm thức ăn

- Khó khăn: Tuy nhiên, lũ lụt do hai con sông cũng đã gây ra nhiều khó khăn cho đời sống của người dân.

b. Hy Lạp: 

- Vị trí địa lý

+ Hi Lạp cổ đại nằm ở khu vực Địa Trung Hải.

+ Lãnh thổ Hi Lạp về cơ bản được chia ra làm 3 khu vực, bao gồm: Lục địa Hi Lạp (phía Nam bán đảo Ban-căng); miền đất ven bờ tiểu Á và những đảo thuộc biển Ê-giê.

- Kinh tế

+ Nông nghiệp trồng các cây lưu niên (nho, ô liu…).

+ Thủ công nghiệp.

+ Thương nghiệp, đặc biệt là mậu dịch hàng hải.

c. La Mã:

- Vị trí địa lí

+ Bán đảo Italia là nơi hình thành nhà nước La Mã cổ đại, nằm ở Nam Âu, xung quanh được biển bao bọc.

- Điều kiện tự nhiên 

+ Bờ biển phía Nam có nhiều vịnh, cảng thuận lợi cho tàu bè ra vào trú đậu.

+ Có nhiều đồng bằng và đồng cỏ rộng lớn.

+ Lòng đất chứa nhiều khoáng sản, như: vàng, bạc, đồng…

2. Nhà nước:

a. Trung Quốc:

- Khoảng thế kỉ VIII TCN, nhà Chu suy yếu, các nước ở lưu vực Hoàng Hà, Trường Giang nổi dậy và đánh chiếm lẫn nhau trong suốt 5 thế kỉ tiếp theo – sử sách gọi là thời Xuân Thu – Chiến Quốc.

- Nửa sau thế kỉ III TCN, nước Tần mạnh lên, lần lượt đánh bại các nước khác và thống nhất Trung Quốc vào năm 221 TCN.

- Dưới thời Tần, các giai cấp trong xã hội có sự phân hóa:

+ Quan lại, quý tộc… là những người có nhiều ruộng đất tư trở thành địa chủ.

+ Nông dân cũng bị phân hóa. Một bộ phận giàu có trở thành giai cấp bóc lột (địa chủ). Một số khác vẫn giữ được ruộng đất để cày cấy trở thành nông dân tự canh.

+ Một bộ phận nông dân không có ruộng đất, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy – gọi là nông dân lĩnh canh. Khi nhận ruộng, họ phải nộp lại một phần hoa lợi cho địa chủ (gọi là địa tô).

=> Quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ với nông dân lĩnh canh đã thay thế cho quan hệ bóc lột giữa quý tộc với nông dân công xã (thời cổ đại) => chế độ phong kiến đã được xác lập ở Trung Quốc.

b. Hy Lạp:

- Những nét chính về tổ chức nhà nước thành bang Hi Lạp:

+ Mỗi thành bang lấy một thành thị làm trung tâm, xung quanh là vùng đất trồng trọt. Thành thị có phố xá, lâu đài, đền thờ, sân vận động, nhà hát, bến cảng.

+ Mỗi thành bang là một nhà nước hoàn chỉnh: có đường biên giới lãnh thổ; có chính quyền; quân đội, luật pháp; hệ thống kinh tế, đo lường, tiền tệ và những vị thần bảo hộ riêng.

+ Mô hình thể chế chính trị, tổ chức nhà nước ở mỗi thành bang không giống nhau. Ví dụ: thành bang Xpac-ta theo thể chế Cộng hòa quý tộc; thành bang A-ten theo thể chế dân chủ chủ nô.

- Ưu điểm của tổ chức nhà nước thành bang:

+ Có thể đưa ra những chính sách phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của từng khu vực (vì mỗi thành bang là 1 nhà nước).

+ Dù cho mô hình thể chế chính trị của các thành bang có sự khác biết, song về cơ bản, các thành bang đều theo chế độ dân chủ, trong đó: các công dân có quyền thảo luận và biểu quyết tất cả những vấn đề hệ trọng của đất nước.

c. La Mã:

- Tổ chức nhà nước đế chế ở La Mã:

+ Đứng đầu đế chế là Hoàng đế - nắm trong tay mọi quyền hành, có quyền lực tối cao. Trên lý thuyết, Hoàng đế sẽ do Viện nguyên lão bầu ra; tuy nhiên, trên thực tế, các vị hoàng đế tương lai thường do chính hoàng đế đương nhiệm lựa chọn.

+ Dưới hoàng đế là Viện nguyên lão. Viện nguyên lão gồm khoảng 300 người, thảo luận và quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước.

+ Dưới viện nguyên lão là Đại hội nhân dân gồm các công dân của La Mã. Tuy nhiên, Đại hội nhân dân chỉ là hình thức.

3. Thành tựu văn hóa:

a. Trung Quốc: 

- Tư tưởng: có nhiều thuyết học, tư tưởng, chính trị học, nổi bật nhất là: Nho gia, Pháp gia, Đạo gia, Mặc gia.

- Phát minh ra nông lịch.

- Sử học: các bộ sử nổi tiếng, ví dụ: Sử kí của Tư Mã Thiên, Hán Thư của Ban Cố,...

- Chữ viết:

+ Sáng tạo ra chữ viết từ sớm.

+ Chữ thường được viết trên mai rùa/ xương thú (giáp cốt văn); hoặc trên thẻ tre, gỗ…

- Văn học:

+ Phong phú, đa dạng về thể loại và phương thức thể hiện.

+ Nhiều tác phẩm nổi tiếng, như: Kinh Thi (thời Xuân Thu),…

- Về y học:

+ Biết dùng cây cỏ tự nhiên để làm thuốc chữa bệnh.

+ Các danh y nổi tiếng như Hoa Đà, Biển Thước...

- Kỹ thuật: phát minh kĩ thuật làm giấy, la bàn, kĩ thuật in; dụng cụ đo động đất (địa động nghi)...

- Kiến trúc: xây dựng Vạn lý trường thành.

b. Hy Lạp và La Mã:
- Lịch pháp học: người Hi Lạp và La Mã biết làm ra lịch (dương lịch).

- Chữ viết:

+ Người Hi Lạp sáng tạo ra hệ thống chữ cái.

+ Người La Mã kế thừa thành tựu của người Hi Lạp để sáng tạo ra mẫu tự La-tin; hệ thống chữ số La Mã (I, II, III, IV,...).

- Văn học: phong phú, đa dạng các thể loại. Trong đó nổi bật nhất là: thần thoại, kịch và thơ.

- Sử học: xuất hiện nhiều nhà sử học lớn và các tác phẩm sử học nổi tiếng, như:

+ Tác phẩm Lịch sử của hê-rô-đốt.

+ Tác phẩm Lịch sử chiến tranh Pê-lô-pô-nê của Tu-xi-đít.

+ Tác phẩm Thông sử của Pô-li-biu-xơ.

- Khoa học tự nhiên: nhiều nhà khoa học nổi tiếng, nhiều định lí, định đề khoa học có giá trị khái quát cao. Ví dụ: Định lí Pi-ta-go, Định lí Ta-lét, Tiên đề Ơ-cơ-lít,...

- Kiến trúc – điêu khác: có nhiều công trình kiến trúc đồ sộ, nguy nga và các tác phẩm điêu khắc tuyệt mĩ.

* Điều kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại:

- Ai Cập nằm ở Đông Bắc Châu Phi, hạ lưu sông Nin. Đồi núi bao bọc nên sống khép kín, ưa hòa hiếu, không thích chiến tranh. Là một vùng bình nguyên nằm giữa hai con sông Tigrơ và Ơphrát thuộc Tây Á. Địa hình mở, không có biên giới hiểm trở nên thường xảy ra chiến tranh, tranh giành vùng đất tốt hơn. Do vậy cư dân Lưỡng Hà hiếu chiến hơn cư dân Ai Cập.

Khí hậu: Mang tính sa mạc, khô cằn ôn hòa, thuận lợi trồng cây lương thựcĐất đai: 90%sa mạc, 10% đất trồng trọt phì nhiêu, màu mỡ do 2 con sông bồi đắpTài nguyên: Dầu mỏ, khí đốt, đất sétĐịa hình: Hai miền rõ rệt: Thượng và Hạ Ai Cập Bình nguyên Dân cư: Ngày nay chủ yếu là người Arập; Thời cổ đại: Libi, da đen, Xêmit di cư từ Châu Á đến.

* Điều kiện tự nhiên của Lưỡng Hà:

Khí hậu Lưỡng Hà nóng và khô. Lượng mưa hàng năm không đáng kể; do vậy nông nghiệp chủ yếu được tiến hành trên những vùng đất đã được nước sông tưới tiêu tự nhiên hay bằng sức lao động của con người. Từ xa xưa, cư dân Lưỡng Hà đã chăm lo tới công tác thủy lợi, đào kênh máng để tưới tiêu cho đồng ruộng. Lưỡng Hà hầu như không có kim loại và mỏ đá quý, đó chính là khó khăn và thua thiệt đáng kể của Lưỡng Hà so với các nước khác. Bù lại, Lưỡng Hà lại có khá nhiều đất sét tốt, nguồn nguyên liệu chủ yếu để phát triển nghề gốm, gạch, sứ của Lưỡng Hà sau này.Thiên nhiên đã ưu đãi Lưỡng Hà, cây chà là rất quý hiếm, quả để ăn, vỏ để đan lát và hạt có thể dùng để đốt thay than

Thành tựu văn hoá tiêu biểu của Ai Cập , Ấn Độ  , Trung Quốc , Hy Lạp , La Mã là : 

Các thành tựu văn hóa cổ đại ở , La Mã , Hy Lạp cổ đại là : 

-Lịch: Biết làm lịch dựa trên sự di chuyển của Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Tính được 1 năm có 365 ngày 6 giờ, chia thành 12 tháng (Dương lịch), lịch Nông 

- Chữ viết: Sáng tạo ra hệ chữ cái a, b, c gồm 20 chữ, sau là 26 chữ.

- Các lĩnh vực khác như: Toán học, thiên văn, vật lý, triết học, sử học, địa lí,... đều có những nhà khoa học nổi danh như: Ta-lét, Pi-ta-go, Ác-si-mét, Hê-rô-đốt, Tu-xi-đít,...

- Văn học: những bộ sử thi nổi tiếng như: I-li-át, Ô-đi-xê,... những vở kịch thơ độc đáo như: Ô-re-xti, Ơ-đíp làm vua,...

- Kiến trúc, điêu khắc: đền Pác-tê-nông, đấu trường Cô-li-dê, tượng lực sĩ ném đĩa, tượng thần Vệ nữ,...

Những thành tựu của Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại là : 

- Lịch pháp: sáng tạo ra nông lịch.

- Chữ viết: Sử dụng chữ tượng hình; Chữ được viết trên giấy làm từ thân của cây Papirut.

 -Toán học: Giỏi về hình học; Biết làm các phép tính theo hệ đếm thập phân.

- Kiến trúc: Xây dựng được các công trình đồ sộ, kì vĩ. Ví dụ: Kim tự tháp…

- Những thành tựu văn hóa chủ yếu củangười Lưỡng Hà:

- Tín ngưỡng: Sùng bái tự nhiên (tôn thờ nhiều vị thần, như: thần Mặt trời…).

- Lịch pháp: Sáng tạo ra nông lịch.

- Chữ viết: Sử dụng chữ tượng hình; Chữ được viết trên đất sét.

- Toán học: Giỏi về số học; Sử dụng hệ đếm lấy số 60 làm cơ sở.

- Kiến trúc: xây dựng được các công trình đồ sộ. Ví dụ: vườn treo Ba-bi-lon…

Những thành tựu của Trung Quốc 

* Về tư tưởng: Nho giáo, Phật giáo

* Lịch sử: Sử kí Tư Mã Thiên, Tư trị thông giám, v.v...

* Văn học:

- Có nhiều thể loại như: Thơ, tiểu thuyết,…

- Với nhiều tên tuổi, tác phẩm nổi tiếng như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,... Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần,…

* Các lĩnh vực Toán học, Thiên văn học, Y dược,… cũng đạt nhiều thành tựu:

- Cửu chương toán thuật nêu các phương pháp tính diện tích và khối lượng khác nhau.

- Phát minh ra nông lịch để làm nông nghiệp

- Có nhiều thầy thuốc giỏi. Nổi tiếng nhất là Hoa Đà (thời Hán).Sách có Bản thảo cương mục, Hoàng đế nội kinh, v.v...

* Về kĩ thuật: Tứ đại phát minh: giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng.

* Về nghệ thuật, kiến trúc: Vạn lí trường thành, cung điện, tượng Phật sinh động,... còn được lưu giữ đến ngày nay.

Những thành tựu văn hóa của Ấn Độ là : 

- Tư tưởng:  đạo Bà-la-môn (Hin- đu), đạo Phật.

- Chữ viết: Chữ Phạn xuất hiện sớm – khoảng 1500 năm TCN, là nguồn gốc của chữ viết Hin-đu thông dụng hiện nay ở Ấn Độ.

- Văn học - nghệ thuật: Phát triển phong phú với nhiều thể loại:  sử thi, kịch thơ...

- Nghệ thuật kiến trúc: chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo. Nhiều công trình kiến trúc đền thờ, chùa mang đậm phong cách tôn giáo vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm