2 câu trả lời
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
Có vì cây cỏ mọc càng nhiều sẽ hút hết các chất dinh dưỡng trong đất, cây cỏ mọc càng nhiều thì chất dinh dưỡng trong đất sẽ thu hẹp lại.
Cây cỏ mọc có làm chết cây ăn quả không ?
Xảy ra hai trường hợp :
a/ TH sai :
Điều này hoàn toàn sai, để hiểu được điều này cần tìm hiểu và có kiến thức về đất và vi sinh vật, vì nó là cả một chuổi mắt xích liên kết với nhau và không thể tách rời trong tự nhiên.
Nó được lí giải đơn giản và dễ hiểu như thế này: dinh dưỡng mà chúng ta bón vào đất bao gồm vô cơ hay hữu cơ thì rễ cây sẽ không ăn trực tiếp được mà phải nhờ sự phân giải của Vi Sinh Vật trong đất chuyển hoá thành các khoáng chất và ion mà cây hấp thụ được.
Ví dụ: Nếu đưa cho chúng ta con gà sống chúng ta không thể bỏ vào miệng nhai được mà phải được vặt lông rửa sạch, thái gọt nấu nướng thì chúng ta mới ăn được, cây cũng vậy. Từ Cỏ chuyển qua Vi Sinh Vật (VSV): VSV muốn sống được và tồn tại trong môi trường phải có độ ẩm và bóng mát chứ không thể sống được ở cái nóng trơ trọi trên mặt đất, vậy lúc này cỏ giúp giữ độ ẩm cho đất, cân bằng hệ VSV trong đất, tạo môi trường để VSV tồn tại và phát triển. Mổi loại VSV lại có mổi chức năng khác nhau, như người chỉ biết làm gà mà không biết nấu thịt gà vậy đó, không phải ai cũng biết làm tất cả, vậy nên cần phải có sự phân công lao động - đa dạng của nhiều loài VSV. Mà muốn đa dạng thì phải có đa dạng các loại cỏ, mổi hệ rễ của cỏ này sẽ có 1 hệ VSV khác với cỏ kia.
Như vậy cây trồng mới hấp thụ được đầy đủ N-P-K đa và trung vi lượng.
Cỏ, để lấy sinh khối, các loại cỏ cố định đạm cho đất... Cỏ khi lên cao và cắt đi thì thân xác trả lại cho đất 1 lượng hữu cơ, nó lấy bao nhiêu từ đất thì trả lại bấy nhiêu, không có cạnh tranh dinh dưỡng với cây nào cả, nó làm nó ăn, không xin ai cả mà còn cho người khác, khi cắt thì để lại gốc, phần gốc và rễ đó khô đi thì tạo sự thông thoáng trong đất nhờ bộ rễ còn lại đã khô, giúp oxi vào được trong đất.
Và, phải ưu tiên các loài cỏ bản địa, cỏ bản địa sẽ tạo ra hệ VSV bản địa sinh sôi - phù hợp với đất thổ nhưỡng nơi ấy, chỉ khi cỏ tự nhiên không đủ thì chúng ta phải tác động bằng việc trồng các loại cỏ khác.
Giúp đất thông thoáng:
Có cỏ thì đất ẩm, đất ẩm thì có giun đất và vô số loài côn trùng động vật, giun đất là một cổ máy cày xới trong lòng đất giúp đất thông thoáng, khi giun chết đi thì để lại một lượng dinh dưỡng cực lớn cho đất, đặc biệt là amino axit từ giun, trả thân trả xác, trả phân.
Có cỏ thì có côn trùng sinh sống, có loài có lợi có loài không có lợi với cây trồng, chúng sẽ tự cân bằng lẫn nhau, không có cỏ thì chúng chỉ việc nhắm đến cây trồng của chúng ta mà vừa xơi vừa cười và bảo: đồ ngốc, không để cỏ cho tao ăn thì tao xơi cây của mày, tao đói bụng tao phải ăn thôi), lấy ví dụ từ những con mối: Thức ăn ưa thích nhất của chúng là thân xác, rễ cỏ chứ không phải rễ thân cây trồng. Trong quá trình tiêu hóa thân xác cỏ sẽ kích thích chủng vi sinh Bacillus (là nhóm vi khuẩn có mặt chủ yếu trong các chế phẩm vi sinh vì có những đặc tính có lợi như: (i) làm sạch môi trường nhờ khả năng sinh các loại enzyme protease, amylase, cellulase, lipase phân hủy các hợp chất hữu cơ, (ii) kiểm soát sự phát triển quá mức của các vi sinh vật gây bệnh như Vibrio do cơ chế cạnh tranh nguồn dinh dưỡng (iii) tiết các chất kháng khuẩn, giữ cho môi trường luôn ở trạng thái cân bằng sinh học).
Thảm cỏ giúp phân tán tuyến trùng ra khắp vườn khiến chúng không tập trung vào gốc cây.
Cỏ là sự chỉ thị về độ tốt xấu của đất: Các bạn để ý ở những chổ đất đai cằn cổi thì cỏ lá kim cỏ chỉ, còn ở đất tơi xốp thì cỏ lá tròn cỏ thân đứng, dựa vào đó để nông dân cung cấp đủ dinh dưỡng cho đất.
Hoặc 1 ví dụ: cỏ dại có thể tận dụng độ mặn cao nhưng cây trồng chính lại rất khó và bị ảnh hưởng xấu. Cỏ dại có thể sống sót tốt trong đất có ít chất dinh dưỡng, như loại Imperata cylindrica. Loại cỏ này vì thế là những chỉ số tốt để đánh giá độ phì nhiêu của đất.
Cỏ chống rửa trôi và cân bằng nhiệt độ:
Mùa mưa thì cỏ giúp chống xói mòn và hạn chế rửa trôi chất dinh dưỡng cho đất, đặc biệt là đất dốc đất đồi, mùa nắng thì giữ ẩm và cân bằng nhiệt độ cho tầng mặt đất, giúp cây trồng không bị sốc nhiệt khi có sự chênh lệch nhiệt độ lớn.
Đến đây, nhiều bạn sẽ hỏi rằng "vì sao để cỏ rồi mà cây trồng vẩn xấu?", Câu trả lời giống như câu chuyện "Thả con săn sắt bắt con cá rô". Thực tế canh tác tại các vườn của mình là để cỏ vẩn phải bón phân hữu cơ như phân chuồng, vì cỏ chỉ trả lại đất phần mà nó lấy, còn nông dân thu hoạch cây trái hàng chục hàng trăm tấn mà không chịu trả lại cho đất thì cây càng ngày càng xấu là đúng rồi, chính con người lấy đi chứ cỏ đâu có lấy, lấy bao nhiêu thì trả lại bấy nhiêu, đừng có bớt xén rồi đổ thừa.
Và: Tuyệt đối không sử dụng thuốc diệt cỏ vì nó tiêu diệt toàn bộ hệ VSV trong đất, thuốc diệt cỏ tồn tại lâu dài trong đất,gây ô nhiễm môi trường và mạch nước ngầm, gây ung thư, chất độc màu da cam...(cái này các nhà khoa học nói) diệt cỏ là diệt toàn bộ môi trường sống.
=> Như vậy. Cỏ là một phần của sự sống, là một phần không thể thiếu và là một mắt xích quan trọng của hệ sinh thái, và đã là người nông dân thì cần biết cách sống chung với cỏ, lợi dụng và quản lý cỏ 1 cách hiệu quả !
b/ TH đúng :
- Cỏ có thể ăn mòn chất dình dưỡng của cây .