Câu1:Ý ngĩa của đồng bằng châu thổ thuộc khu vực Câu2: vì sao các nước đông nam á tiến hành công nghiệm hóa nhưng kinh tế phát triển chưa vững chắc Câu3: phân tích những thuận lợi và khó khăn của việt nam khi trở lên thành thành viên của asian

2 câu trả lời

C1: Đồng bằng châu thổ: là vùng trồng lúa nước, nơi tập trung dân cư đông đúc, làng mạc trù phú…

C2: Hiện nay, các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hóa nhưng kinh tế phát triển chưa vững chắc. Nguyên nhân: ... Việc bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình phát triển kinh tê đã làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại, đe dọa sự phát triển bền vững của khu vực.

C3:

Thuận lợi:

  • Mở rộng quan hệ mậu dịch, buôn bán với các nước.
  • Mở rộng quan hệ trong giáo dục, văn hóa, ytế và đào tạo nguồn nhân lực.
  • Phát triển các hoạt động du lịch, khai thác tốt tiềm năng phát triển kinh tế của đất nước.
  • Xây dựng phát triển các hành lang kinh tế; thu hút đầu tư; xóa đói giảm nghèo,...

- Khó khăn:

  • Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế — xã hội giữa các quốc gia.
  • Sự khác biệt về thể chế chính trị và sự bất đồng về ngôn ngữ,...

1) - Đặc điểm địa hình Đông Nam Á:
  + Bán đảo Trung Ấn: chủ yếu núi, cao nguyên, hướng núi bắc – nam, tây bắc – đông nam; bị chia sẻ mạnh bởi các thung lũng sông; đồng bằng châu thổ tập trung ở ven biển.
  + Quần đảo Mã Lai: chủ yếu núi, hướng đông – tây, đông bắc – tây nam; núi lửa; đồng bằng ven biển nhỏ hẹp.
- Đồng bằng châu thổ: là vùng trồng lúa nước, nơi tập trung dân cư đông đúc, làng mạc trù phú…
2)Các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hóa nhưng kinh tế phát triển chưa vững chắc, do:
- Ảnh hưởng của 2 cuộc khủng hoảng kinh tế 1997 -1998 và  2008, đã làm suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trong khu vực.
- Chưa áp dụng được công nghệ hiện đại trong các ngành sản xuất, còn phụ thuộc vào các nước phát triển.
- Chưa có chính sách thực sự đúng đắn cho sự phát triển công nghiệp- dịch vụ.
- Việc bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình phát triển kinh tế của nhiều nước đã làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại, đe dọa sự phát triển bền vững của khu vực  (ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên,..).

3- Thuận lợi:
Mở rộng quan hệ mậu dịch, buôn bán với các nước.
Mở rộng quan hệ trong giáo dục, văn hóa, ytế và đào tạo nguồn nhân lực.
Phát triển các hoạt động du lịch, khai thác tốt tiềm năng phát triển kinh tế của đất nước.
Xây dựng phát triển các hành lang kinh tế; thu hút đầu tư; xóa đói giảm nghèo,...
- Khó khăn:
Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế — xã hội giữa các quốc gia.
Sự khác biệt về thể chế chính trị và sự bất đồng về ngôn ngữ,...

Câu hỏi trong lớp Xem thêm